Sửa Luật Doanh nghiệp để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh



Nhằm khắc phục những khiếm khuyết, gây ra khó khăn, vướng mắc trong việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh nói chung và phát triển DN nói riêng, sáng 26-5, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã trình bày Tờ trình dự án Luật Doanh nghiệp (DN) sửa đổi trước Quốc hội (QH).

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Mục tiêu cao nhất của sửa đổi Luật DN lần này là làm cho DN trở thành một công cụ kinh doanh rẻ hơn, an toàn hơn và hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư.

Hướng đến công khai, minh bạch và kiểm soát lẫn nhau

Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, mục tiêu cao nhất của sửa đổi Luật DN lần này là làm cho DN trở thành một công cụ kinh doanh rẻ hơn, an toàn hơn và hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư; qua đó tăng cường thu hút và huy động các nguồn lực và vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.

“Thực tế có một số không nhỏ DN hoạt động yếu kém thời gian qua đặt ra yêu cầu cấp thiết cần quy định rõ và chặt chẽ hơn về quản trị DN đối với DNNN. Ví dụ về hạn chế ngành nghề đăng ký kinh doanh của DNNN; về yêu cầu công khai hóa thông tin ở mức độ cao hơn đối với DNNN; về những đặc thù trong việc bầu, bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc công ty”

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu.

6 mục tiêu cụ thể được dự án Luật DN (sửa đổi) đặt ra, đó là nhằm: Tạo ra những đột phá mới, góp phần cải cách thể chế kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của môi trường đầu tư, kinh doanh, nhằm phát huy nội lực trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài; Tạo thuận lợi hơn cho việc thành lập DN; đối xử bình đẳng về thủ tục thành lập DN, gia nhập thị trường giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Ngoài ra, mục tiêu: Nhằm tạo thuận lợi hơn, giảm chi phí, tạo cơ chế vận hành linh hoạt, hiệu quả cho tổ chức quản trị DN, cơ cấu lại DN; Bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, cổ đông, thành viên của DN; Tạo thuận lợi hơn và ít tốn kém hơn cho DN, nhà đầu tư rút lui khỏi thị trường và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với DN... đã được dự án Luật đặt ra.

Đồng tình với quan điểm của Chính phủ, Ủy ban Kinh tế- cơ quan thẩm tra dự án Luật khẳng định việc sửa đổi Luật DN là cần thiết nhằm thực thi các quy định của Hiến pháp; tạo cơ sở pháp lý cho việc tiến hành quá trình tái cơ cấu DN mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Đồng thời, tạo điều kiện và động lực mới cho sự phát triển của DN trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại minh khai hai bà trưng Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, Luật DN cần trở thành đạo luật chung về thành lập, tổ chức quản lý và tổ chức lại, giải thể DN. Hơn thế, dự án Luật cần tạo khuôn khổ chung cho DN hoạt động trên thương trường theo nguyên tắc công khai, minh bạch thông tin, tạo cơ chế tự kiểm soát lẫn nhau, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước các đối tác, chủ sở hữu và xã hội.

Có một chương riêng về DNNN

Dự thảo Luật DN (sửa đổi) bao gồm 10 chương và 220 điều. So với Luật DN năm 2005, dự thảo Luật lần này cơ bản giữ nguyên cấu trúc, ngoài ra bổ sung thêm Chương IV về DNNN; sáp nhập hai chương cũ của Luật DN 2005 là “Chương IX quản lý nhà nước” và “Chương X điều khoản thi hành” thành Chương X về tổ chức thực hiện.

Về số lượng điều khoản, dự thảo Luật DN (sửa đổi) nhiều hơn 48 điều; bổ sung tăng 57 điều mới; có 99 điều được sửa đổi, bổ sung; bãi bỏ 6 điều.

Về DNNN trong dự thảo Luật này, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết sẽ quy định “đặc thù” về các nguyên tắc quản trị trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chủ sở hữu là nhà nước (tức là quy định chi tiết hơn, chặt chẽ hơn so với quy định tương ứng trong Mục II Chương III về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên). Trong đó, bao gồm: Bổ sung quy định cụ thể và chi tiết hơn các quyền và nhiệm vụ của Hội đồng thành viên; quy định cụ thể hơn và chi tiết các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng thành viên; và quy định chi tiết chế độ làm việc, điều kiện và thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên.

Ngoài ra, bổ sung những quy định về điều kiện, tiêu chuẩn cao hơn đối với thành viên Hội đồng thành viên, như: Không đồng thời là cán bộ trong bộ máy quản lý nhà nước hoặc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội hoặc các chức vụ quản lý, điều hành tại các DN thành viên; chưa từng bị miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc/Tổng giám đốc, Phó Giám đốc/Phó Tổng giám đốc tại công ty hoặc ở DN nhà nước khác; Quy định điều kiện, tiêu chuẩn cao hơn đối với Giám đốc/Tổng giám đốc; Bổ sung quy định chi tiết quyền, nhiệm vụ, chế độ làm việc và tiêu chuẩn, điều kiện đối với thành viên Ban kiểm soát và Ban kiểm soát...

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tại dự thảo Luật sẽ quy định cụ thể về yêu cầu công khai hóa thông tin đối với DN có sở hữu vốn nhà nước theo thông lệ quốc tế tốt về quản trị DNNN và khắc phục bất cập hiện nay. Theo đó DNNN sẽ phải công khai hóa thông tin một cách định kỳ và bất thường và với mức độ công khai hóa thông tin tương tự như công ty cổ phần niêm yết.

Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn nhận được nhiều ý kiến khác nhau của cơ quan thẩm tra dự thảo Luật. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, có một số ý kiến tán thành với dự thảo Luật về việc có chương riêng điều chỉnh hoạt động đối với DNNN.

Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng, nội dung của chương này chưa tương xứng với tên khi chỉ đề cập đến công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chủ sở hữu là Nhà nước, do vậy đề nghị thiết kế lại thành một mục quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% sở hữu nhà nước. Các nội dung đặc thù đối với DN có từ 51% sở hữu nhà nước trở lên được quy định tương ứng trong các chương, mục khác có liên quan.

Một số ý kiến đề nghị quy định tất cả những nội dung về DNNN trong Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại cầu giấy Trong khi đó, tại Ủy ban Kinh tế có đa số ý kiến đề nghị không nên có chương hoặc mục riêng quy định về DNNN trong Luật. Việc bổ sung một chương, mục riêng quy định về DNNN có thể dẫn đến sai lệch kết cấu, bản chất và chức năng vốn có của Luật DN là luật chung về thành lập, tổ chức và hoạt động DN, không phân biệt tính chất sở hữu và thành phần kinh tế.

Do vậy, đối với những nội dung có tính đặc thù liên quan đến thành lập và tổ chức quản lý DNNN cần được chuyển hóa vào các phần tương ứng trong dự án Luật DN (sửa đổi). Ngoài ra, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định về cổ phần hóa DN, tạo cơ sở pháp lý đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu DNNN; bổ sung quy định về tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước...

Những vấn đề này sẽ được Quốc hội bàn thảo và cho ý kiến tại tổ vào sáng 28-5 tới đây. Tại kỳ họp này, nhóm các dự thảo Luật liên quan đến DN và hoạt động đầu tư, quản lý DN nói chung và DNNN nói riêng như Luật DN (sửa đổi); Luật Đầu tư công, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh được kỳ vọng sẽ làm thay đổi toàn bộ diện mạo hoạt động của DN theo hướng cải thiện hơn, quản lý chặt chẽ hơn, tạo chất xúc tác mạnh mẽ để tái cơ cấu lại DN trong tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế nói chung và nâng cao năng lực cạnh tranh của môi trường đầu tư, kinh doanh, nhằm phát huy nội lực trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hải phòng Nguồn Báo Hải Quan




Responses

0 Respones to "Sửa Luật Doanh nghiệp để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh"

Đăng nhận xét

TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page