Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ xin việc kế toán



Ngày nay, nhu cầu việc việc làm ngày càng tăng cao trong khi doanh nghiệp tuyển dụng lại rất hạn chế. Bên cạnh đó, một số bạn sinh viên mới ra trường cảm thấy mình nhút nhát, không năng động, lại không có kinh nghiệm nên tìm việc rất khó khăn và không biết làm thế nào để có một hồ sơ xin việc thật ấn tượng. Nếu bạn có cơ hội mời phỏng vấn, hãy chuẩn bị tâm lý thoải mái để thuyết phục nhà tuyển dụng chọn bạn.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải dương
1. Hồ sơ xin việc: Thông thường, một hồ sơ xin việc đều phải đảm bảo những thông tin chính sau đây:

- Mục tiêu nghề nghiệp: đây là thông tin đầu tiên trong hồ sơ xin việc, cho biết định hướng và mục tiêu nghề nghiệp mà bạn muốn hướng đến trong tương lai. Để viết mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng, bạn nên nghiên cứu kỹ bản mô tả công việc xem nhà tuyển dụng cần gì ở ứng viên. Bạn cần viết mục tiêu rõ ràng, chi tiết nhưng đừng quá “khiêm tốn” khiến nhiều nhà tuyển dụng không thèm chú ý đến hồ sơ của bạn.

- Thành tích học tập: là sinh viên mới ra trường, bạn chưa có kinh nghiệm làm việc nổi bật. Bù lại, bạn có thể tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng về thông tin học vấn của mình. Rất nhiều nhà tuyển dụng tìm kiếm những ứng viên có thành tích học tập vượt trội, vậy thì bạn hãy trình bày “trình độ học vấn” ngay sau phần “mục tiêu nghề nghiệp”. Đừng quên giới thiệu thành tích học tập và trình bày những khóa học bạn đã tham gia hay bằng cấp đã đạt được liên quan đến vị trí ứng tuyển.

- Kinh nghiệm làm việc: với các bạn mới ra trường, nhà tuyển dụng không khó để biết được bạn chưa có một kinh nghiệm chính thức và dài hạn tại một công ty. Vì vậy, hãy trình bày những kinh nghiệm quý báu bạn đã có trong thời gian thực tập hay việc làm bán thời gian trước đây. Nêu bật những thế mạnh cho thấy bạn sẽ là một nhân viên tích cực, sẽ đóng góp nhiều lợi ích cho công ty. Nếu đã từng làm công việc bán thời gian, bạn cũng nên cho biết những thành tích đã đóng góp ở các công ty trước.

- Kỹ năng: nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm ứng viên có kỹ năng làm việc. Bạn có thể nêu tốc độ đánh máy nhanh, khả năng giao tiếp xuất sắc như những kỹ năng nổi bật của mình. Ngoài ra, nếu bạn có tham gia những khóa đào tạo kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm… hãy chia sẻ với nhà tuyển dụng ngay, chắc chắn bạn sẽ được cộng thêm điểm đấy.

- Người tham khảo: đây là một phần khá quan trọng trong hồ sơ. Bạn có thể nhờ thầy cô ở trường hay sếp trực tiếp tại công ty bạn đã thực tập làm người tham khảo cho bạn. Được người có uy tín đánh giá “có tinh thần làm việc theo nhóm”, “cẩn thận” hay “có tư duy sáng tạo”, bạn sẽ có trong tay bằng chứng xác thực nhất về khả năng của mình.

- Thông tin khác/ thông tin bổ sung: hầu như rất nhiều ứng viên đều bỏ qua phần này nhưng để có một hồ sơ hoàn chỉnh, bạn cần đầu tư thêm cho mục cuối cùng này. Bạn có thể tận dụng phần thông tin khác trong hồ sơ để giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về tính cách, sở thích và những thói quen cá nhân của mình. Nếu bạn là người tỉ mỉ, cẩn thận và chăm chỉ, nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn phù hợp vị trí kế toán mà họ đang cần.

Bên cạnh đó, đừng quên thể hiện những thông tin như bạn từng tham gia các hoạt động xã hội. Điều này sẽ giúp bạn được nhà tuyển dụng chú ý hơn.

2. Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn:

Sau khi đã vượt qua được vòng tuyển chọn hồ sơ, bạn sẽ phải chuẩn bị thật kỹ để có thể ấn tượng với nhà tuyển dụng trong vòng phỏng vấn. Để giúp bạn có sự chuẩn bị tốt hơn, tôi chia sẻ với bạn những vấn đề sau:

- Tìm hiểu kỹ công ty mà bạn sắp tham gia phỏng vấn: bạn có thể tìm hiểu thông tin công ty thông qua các mối quan hệ bạn bè, người thân, website hoặc các phương tiện thông tin khác. Vì đôi khi họ hay hỏi rằng bạn biết gì về công ty để xem thử mức độ quan tâm của bạn đối với nơi mà bạn sẽ làm việc. Nếu bạn chứng tỏ được sự hiểu biết, điều đó sẽ gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

- Dự tính thời gian đến địa điểm phỏng vấn: đến tham gia phỏng vấn trễ là điều tối kỵ và làm bạn mất điểm trước nhà tuyển dụng. Trong trường hợp bạn chưa bao giờ đến nơi sẽ phỏng vấn, bạn nên đến thử xem đó ở nơi nào, mất thời gian bao lâu để đến. Nếu bạn biết rõ địa điểm và thời gian cần thiết để đến nơi đó thì cũng nên trừ hao thời gian đến trước tối thiểu là 10 phút. Với thời gian trừ hao đó sẽ hữu ích cho bạn nếu phát sinh một trục trặc nào đó hoặc sắp xếp lại hổ sơ, các vật dụng cần thiết đã chuẩn bị ở nhà và chuẩn bị cho mình một phong thái tự tin, bình tĩnh trước khi vào cuộc phỏng vấn.
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty giá rẻ tại quận đống đa
- Xin thông tin của người phỏng vấn: đây là việc làm cần thiết và vô cùng hữu ích cho bạn trong trường hợp vì một lý do nào đó mà bạn không đến kịp, khi đó bạn sẽ liên hệ để giải thích vì sao đến trễ và xin họ thông cảm chờ bạn nếu có thể.

- Trang phục khi phỏng vấn: bạn nên chuẩn bị trang phục phù hợp vị trí mà bạn phỏng vấn. Điều này giúp bạn tự tin và thoải mái hơn trong suốt quá trình phỏng vấn. Bạn cần lưu ý không nên mặc trang phục quá thời trang như quần jean, áo thun. Những trang phục có màu sắc sặc sỡ hay lòe loẹt sẽ gây phản cảm đối với nhà tuyển dụng.

- Đối với vị trí kế toán, thông thường sẽ có một vòng phỏng vấn tuyển nghiệp vụ. Kế toán trưởng sẽ đưa ra một vài nghiệp vụ mà công ty thường xuyên phát sinh, sau đó yêu cầu các ứng viên định khoản hoặc giải quyết tình huống.

Vòng này không phải quá khó, mục đích chính là kiểm tra khả năng nghiệp vụ của các ứng viên. Ở vòng này, không nhất thiết có kinh nghiệm mới có thể thực hiện được, chỉ cần bạn nắm chắc kiến thức đã học.

Mỗi công ty có một cách làm khác nhau nên đôi khi bạn có kinh nghiệm cũng chưa chắc có hướng giải quyết theo đúng cách mà công ty đó vẫn thường làm.

Do vậy, bạn cần chuẩn bị tâm lý thoải mái và kiến thức nghiệp vụ đã học thật tốt để có thể chinh phục nhà tuyển dụng từ vòng tuyển chọn hồ sơ đến vòng phỏng vấn.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại bình dương Theo Webketoan


Responses

0 Respones to "Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ xin việc kế toán"

Đăng nhận xét

TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page