Chi phí tiền lương và các khoản theo lương của giám đốc DNTN, TNHH TV



–Các DNTN, TNHH 1TV do 01 cá nhân làm chủ thì Chi phí tiền lương và các khoản theo lương của giám đốc DNTN, TNHH TV có được tính vào chi phí hợp lý hợp lệ khi tính thuế TNDN hay không?



++++Về thuế TNDN:


*Căn cứ Tại Điều 4 khoản 2.6 d Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp


d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.”


Theo đó:

Trung tâm kế toán thực hành Tại hải phòng


–Trường hợp 01: Không trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh Nếu giám đốc là chủ doanh nghiệp thì Tiền lương, tiền công, và các khoản chi theo lương của chủ công ty TNHH 1TV thì không được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Do lương không được tính làChi phí hợp lý nên Bảo hiểm (BHXH, BHYT, BHTN) cũng sẽ không được tính là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.


Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng

– Về sổ sách được xác định là chi phí kế toán khi lên BCTC như bình thường tuy nhiên khi lên Quyết toán thuế TNDN năm xuất toán phần lương và bảo hiểm này vào chỉ tiêu B4 trên quyết toán làm tăng thu nhập tính thuế.


–Trường hợp 02: Nếu giám đốc là người được đi thuê về làm giám đốc hoặc trực tiếp tham gia điều hành sản xuất kinh doanh thì Tiền lương, tiền công của giám đốc điều hành SXKD công ty TNHH 1TV , DNTN đầy đủ hồ sơ chứng từ thì được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại bắc ninh
[Read More...]


Xuất hóa đơn nhảy quyển?



Ví dụ :


1.Doanh nghiệp A đặt in 10 cuốn hóa đơn GTGT nhưng do sơ xuất kế toán lại viết từ cuốn thứ 6 mà bỏ qua 5 cuốn chưa viết?


2.Hướng xử lý ra sao? Mức phạt bao nhiêu ? căn cứ văn bản pháp lý nào?



*Căn cứ: Tại điểm d khoản 1 điều 16thông tư 39/2014/TT-BTCcủa Bộ tài chính quy định


_ điểm d) Hóa đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn: hoá đơn phải được viết liên tục từ số nhỏ tới số lớn, từ quyển nhỏ tới quyển lớn, trừ những trường hợp doanh nghiệp có nhiều đơn vị trực thuộc, nhiều cửa hàng cùng dùng một mẫu hoá đơn


*Cách 01: nếu việc thu hồi hóa đơn đã xuất cho khách hàng dễ liên hệ và thỏa thuận các công ty đã xuất hóa đơn thì


– Lập biên bản thu hồi hóa đơn đã xuất ký tá đóng dấu các bên


–Xuất hóa đơn lại từ quyển 01


– Những hóa đơn thu hồi lại gấp lại tại cuống gạch chéo các liên: sau này khi báo cáo sử dụng hóa đơn ghi mục xóa bỏ chỉ tiêu [15] trên BC26/AC


*Cách 02: chịu phạt và doanh nghiệp vẫn sử dụng hóa đơn viết cách nhảy


– Doanh nghiệp chấp nhận chịu phạt và tiếp tục sử dụng hóa đơn xuất nhảy cuốn


– Xuất hóa đơn cho hết quyển thứ 06 sau đó quay lại dung tiếp các hóa đơn số 01 nhưng bình thường


*Căn cứ:Tại Điểm b2, Khoản 3, Điều 11, Thông tư 10/2014/TT-BTC quy định về mức phạt đối với trường hợp ghi cách số như sau: “Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi khác lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định.”


– Thông tư số 176/2016/TT-BTC ngày 31/10/2016 của Bộ Tài Chính huớng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 10/2014/TT-BTC hướng dẫn về xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn


*Cách 03: lập thủ tục hủy hóa đơn

Trung tâm kế toán thực hành Tại hải phòng


*Hồ sơ thủ tục huỷ hoá đơn


Tại điều 29 thông tư 39/2014/TT-BTC của Bộ tài chính qui định hồ sơ huỷ hoá đơn như sau:


“d) Hồ sơ hủy hóa đơn gồm:


– Quyết định thành lập Hội đồng hủy hóa đơn, trừ trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh;


– Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy ghi chi tiết: tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy (từ số… đến số… hoặc kê chi tiết từng số hóa đơn nếu số hóa đơn cần hủy không liên tục);


– Biên bản hủy hóa đơn;


– Thông báo kết quả hủy hóa đơn phải có nội dung: loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số… đến số, lý do hủy, ngày giờ hủy, phương pháp hủy (mẫu số 3.11 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).


Hồ sơ hủy hóa đơn được lưu tại tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn. Riêng Thông báo kết quả hủy hóa đơn được lập thành hai (02) bản, một bản lưu, một bản gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày thực hiện hủy hóa đơn.”


*Phương án 01: Nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục dùng quyển hoá đơn viết cách, tiến hành huỷ quyển hoá đơn chưa dùng, thủ tục như trên


– Lập thủ tục hủy hóa đơn


– Khi báo cáo sử dụng sử dụng hóa đơn kê mục hủy chỉ tiêu [19]: 05 cuốn chưa dùng đến


*Phương án 02: Nếu doanh nghiệp không tiếp tục dùng quyển hoá đơn viết cách quyển 06, tiến hành huỷ quyển hoá đơn viết nhảy quyển 06 và dùng lại quyển số 01, thủ tục hủy như trên

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại quận 3


– Lập biên bản thu hồi hóa đơn


– Lập thủ tục hủy hóa đơn


– Khi báo cáo sử dụng sử dụng hóa đơn kê mục hủy chỉ tiêu [19]: 01 cuốn hủy cuốn số 06


*Mức phạt: Theo điểm b, b1 khoản 3 điều 11 thông tư 10/2014/TT-BTC của Bộ tại chính quy định mức phạt như sau:


“b) Lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định.


Hóa đơn được lập liên tục từ số nhỏ đến số lớn thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.


b.1) Phạt cảnh cáo nếu việc lập hóa đơn thực hiện liên tục từ số nhỏ đến số lớn nhưng khác quyển (quyển có số thứ tự lớn hơn dùng trước), tổ chức, cá nhân sau khi phát hiện ra đã hủy (không dùng) quyển có số thứ tự bé hơn.


Ví dụ: Công ty X có nhiều cơ sở bán hàng. Công ty X phân chia các quyển hoá đơn đặt in cho các cơ sở bán hàng. Cửa hàng Y thuộc Công ty X được nhận 2 quyển hoá đơn (quyển thứ 1 từ số 501 đến số 550 và quyển thứ 2 từ số 551 đến số 600). Nhân viên bán hàng của cửa hàng Y đã sử dụng quyển thứ 2 trước (hoá đơn được lập liên tục từ số nhỏ đến số lớn). Sau khi sử dụng một số hoá đơn mới phát hiện ra, cửa hàng Y tiếp tục sử dụng quyển hoá đơn thứ 2 cho đến hết và huỷ (không dùng) quyển thứ nhất.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại bắc ninh
[Read More...]


Tài sản cố định lắp đặt theo hệ thống



–Tài sản cố định lắp đặt hình thành theo hệ thống phải đáp ứng tiêu chí nào để đủ điều kiện ghi nhận là tài sản cố định?


–Trường hợp nào chỉ xem là công cụ dụng cụ



+++ Căn cứ:


**Khái niệm Tài sản cố định:Tại điều 02 khoản 01 & 05 Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013


1. Tài sản cố định hữu hình:là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải...


5. Nguyên giá tài sản cố định: Nguyên giá tài sản cố định hữu hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.


**Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định:


– Tại điều 03 Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định


Điều 3. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định:


1. Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:


a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;


b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;


c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.


Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.


Điều 14. Hiệu lực thi hành:


1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/06/2013 và áp dụng từ năm tài chính năm 2013.


2. Thông tư này thay thế Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.


+++ Kèm theo: Quyết định 1173/QĐ-BTC Về việc đính chính Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định

Trung tâm kế toán thực hành Tại nam định


Điều 1. Đính chính nội dung tại khoản 11 Điều 9 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định như sau:


“11. Đối với các tài sản cố định doanh nghiệp đang theo dõi, quản lý và trích khấu hao theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC nay không đủ tiêu chuẩn về nguyên giá tài sản cố định theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này thì giá trị còn lại của các tài sản này được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 3 năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành của Thông tư này”.


= > Theo đó:


–Nếu tài sản trên bao gồm các bộ phận riêng lẻ cấu thành được xem là TSCĐ


–Nếu tài sản trên bao gồm các bộ phận riêng lẻ cấu thành nhưng những bộ phận riêng lẻ này nếu thiếu/ khuyết đi nó vẫn hoạt động bình thường thì


+ Nếu Giá trị các Tài sản riêng lẻ này có giá trị > 30 triệu thời gian sử dụng lâu dài được xem là TSCĐ riêng lẻ hoặc có thể gộp vào hệ thống Tài sản đơn chiếc không cần tách


+ Nếu các tài sản riêng lẻ này có giá trị < 30 triệu:


1.Thiếu những tài sản này thì hệ thống tài sản vẫn hoạt động bình thường & Thời gian sử dụng ngắn phải thay đổi thường xuyên do duy tu sữa chữa = > Xem như là công cụ dụng cụ: ví dụ Xe ô tô gắn: Thiết bị định vị ô tô - Định vị cho ô tô, xe hơi, xe tải GPS thiếu thiết bị này xe vẫn chạy bình thường


2.Thiếu những tài sản này thì hệ thống tài sản sẽ hoạt động trở nên không bình thường & Thời gian sử dụng dài = > Xem như là tài sản: ví dụ Xe ô tô gắn: Biển đăng ký xe thiếu thiết bị này xe vẫn chạy bình thường nhưng không thể lưu thông trên đường khi tham gia giao thông


+++ Ưu và nhược điểm của đưa vào công cụ dụng cụ và tài sản:


Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa

– Công cụ dụng cụ:


1.Giá trị nhỏ có thể 30 triệu < x =< 30 triệu


2.Thời gian phân bổ ngắn tối đa 36 tháng = > làm tăng chi phí


3.Công dụng/ tính năng hiệu quả sản xuất của tài sản không cao


4.Tài sản hay hư hỏng hay phải sửa chữa thường xuyên thậm chí thay thế mới.....


5.Không cần phải làm thủ tục thanh lý khi đưa vào sử dụng TK 242 thì khi hết ngừng trích và thuận tiện hơn khi giải trình thuế


–Tài sản cố định:


1.Giá trị từ 30 triệu trở lên


2.Có thời gian sử dụng lâu dài


3.Tính năng sử dụng / hiệu quả công việc cao


4.Tài sản ít có sự thay đổi


5.Phải thanh lý xuất hóa đơn thanh lý khi tài sản hết giá trị khấu hao hoặc vẫn phải theo dõi sổ sách khi giải trình thuế chứng minh tài sản hiện hữu còn tồn tại.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại từ liêm
[Read More...]


Xuất hóa đơn GTGT đối với quà tặng hội nghị khách hàng



–Doanh nghiệp lâu nay chúng ta tổ chức hội nghị có phát sinh tặng quà cho khách hàng thì việc xuất hóa đơn như thế nào?


–Xuất hóa đơn cho quà tặng có giá trị > 200.000 cho từng đối tượng tặng quà hay gộp chung các đối tượng khách hàng



***Căn cứ:


–Tại Khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn:


“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).”


Trung tâm kế toán thực hành Tại đà nẵng

… Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”. Riêng đối với các đơn vị bán lẻ xăng dầu, nếu người mua không yêu cầu lấy hóa đơn, cuối ngày đơn vị phải lập chung một hóa đơn cho tổng doanh thu người mua không lấy hóa đơn phát sinh trong ngày".


–Tại Khoản 9 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn:


“2.4. Sử dụng hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa, dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu, cho, biếu, tặng đối với tổ chức kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:…


= > Theo đó:

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại đà nẵng


–Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động thì phải lập hóa đơn GTGT (hoặc hóa đơn bán hàng), trên hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hóa đơn xuất bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.”


–Trường hợp doanh nghiệp tổ chức hội nghị khách hàng và tặng quà lưu niệm cho khách, việc tổ chức hội nghị của Công ty có chương trình, kế hoạch và danh sách khách mời cụ thể thì khi kết thúc hội nghị, Công ty được lập một hóa đơn GTGT tổng giá trị quà tặng cho khách hàng, trên hóa đơn nêu rõ quà tặng hội nghị khách hàng.


dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại bắc ninh

–Như vậy doanh nghiệp chỉ cần lập 01 hóa đơn theo bảng kê danh sách khách mời dù giá trị quà tặng khách hàng > = 200.000đ không cần xuất lẻ cho từng người. Đây là điểm mởi cởi trói cho doanh nghiệp không còn bị bắt bẻ khi quyết toán thuế giải trình về việc doanh nghiệp phải xuất hóa đơn quà tặng cho từng cá nhân khi giá trị quà tặng >= 200.000 đ chú trọng hơn bản chất chứ không dập theo khuôn của văn bản phát luật về hóa đơn theo đúng như lời của Thầy Nguyễn Văn Phụng Vụ trưởng vụ quản lý thuế Doanh nghiệp lớn tại buổi học Thuế Chuyên Sâu tại Sài gòn do anh Chung Thành Tiến tổ chức.


***Chi tiết: Công văn 1284/TCT-DNL ngày 5/4/2017 xuất hóa đơn giá trị gia tăng đối với quà tặng hội nghị khách hàng 2017.

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hải phòng
[Read More...]


- Hạch toán sổ sách kế toán bình thường



- Vẫn phải lấy hóa đơn đầu vào nha chỉ là không được khấu trừ mà tính hết vào giá nhập kho hoặc tài sản

- Theo thông tư 93 doanh nghiệp tự lựa chọn phương pháp tính thuế khấu trừ hoặc là trực tiếp tren doanh thu nha bạn




Bỏ đăng ký mẫu 06 Mẫu 06/GTGT


–Từ ngày 05/11/2017 chính thức bỏ Mẫu 06/GTGT đăng ký áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập và cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu chịu thuế GTGT dưới một tỷ đồng.


–Doanh nghiệp tự xác định phương pháp tính thuế và nộp tờ khai theo phương pháp đã chọn: Hồ sơ khai thuế GTGT do cơ sở kinh doanh gửi đến cơ quan thuế


*** Căn cứ: Thông tư 93 năm 2017 về Phương pháp tính thuế GTGT. Ngày 19/9/2017, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 93/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Khoản 3, Khoản 4 Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014) và bãi bỏ Khoản 7 Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính đê cải cách thủ tục hành chính trong việc đăng ký và chuyển đổi phương pháp tính thuế GTGT nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Thông tư số 93/2017/TT-BTC có hiệu lực ngày 05/11/2017.


Điểm mới Thông tư 93 năm 2017 về Phương pháp tính thuế GTGT chi tiết gồm:


1. Bỏ hướng dẫn nộp Mẫu 06/GTGT để đăng ký áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập và cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu chịu thuế GTGT dưới một tỷ đồng.

Trung tâm kế toán thực hành Tại đà nẵng


Trước đây:


– Cơ sở kinh doanh mới thành lập và cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu chịu thuế GTGT dưới một tỷ đồng phải gửi Mẫu 06/GTGT đến cơ quan thuế để đăng áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trường hợp không gửi Mầu 06/GTGT đến cơ quan thuế thì kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.


2. Bỏ hướng dẫn nộp Mẫu 06/GTGT khi chuyển đổi phương pháp tính thuế GTGT.


Trước đây:


– Khi chuyển đôi áp dụng các phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (từ phương pháp trực tiếp sang phương pháp khấu trừ và ngược lại) thì cơ sở kinh doanh phải nộp Mẩu 06/GTGT đến cơ quan thuế.


3. Bố sung hướng dẫn Phương pháp tính thuế GTGT của cơ sở kinh doanh xác định theo Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 và Điều 2 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính).


= > Như vậy, kể từ ngày Thông tư số 93/2017?TT-BTC có hiệu lực:


–Việc xác định phương pháp tính thuế GTGT căn cứ theo Hồ sơ khai thuế GTGT do cơ sở kinh doanh gửi đến cơ quan thuế, cụ thể:

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức


+++ Nếu cơ sở kinh doanh đăng ký áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì gửi Tờ khai thuế GTGT Mầu số 01/GTGT, 02/GTGT đến cơ quan thuế.

+++ Nếu cơ sở kinh doanh đăng ký áp dụng phương pháp trực tiếp thì gửi Tờ khai thuế GTGT Mầu số 03/GTGT, 04/GTGT đến cơ quan thuế.(Tờ khai thuế GTGT Mẫu số 01/GTGT, 02/GTGT, 03/GTGT và 04/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính – đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 và Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính)


*** Chi tiết tại: Công văn số: 4253/TCT-CS ngày 20/9/2017 về việc giới thiệu một số điểm mới Thông tư 93/2017/TT-BTC về Phương pháp tính thuế GTGT

dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại gia lâm
[Read More...]


Xử lý mất liên 2 hoá đơn xóa bỏ đã xuất hóa đơn khác thay thế



–Trường hợp doanh nghiệp mất liên 2 hoá đơn xóa bỏ đã xuất hóa đơn khác thay thế thì phải xử lý như thế nào cho hợp lý?


–Doanh nghiệp làm mất có bị phạt gì không? Theo văn bản chế tài nào?



***Căn cứ:


–Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính : Hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ ;


–Thông tư Số 176/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 10/2014/TT-BTC ngày 17 tháng 1 năm 2014 hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn .


+++ Về việc mất liên 2 của hoá đơn đã sử dụng (đã sử dụng; xoá bỏ thay số hoá đơn khác lý do không chấp nhận khi thanh toán, do lưu trữ, tẩy xoá, ...) thì khi phát hiện mất, cháy, hỏng người sử dụng phải thực hiện lập báo cáo và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý nội dung ghi rõ số hoá đơn, xê ri, liên hoá đơn, lý do mất trong 05 ngày kể từ ngày phát hiện mất, cháy, hỏng.


+++ Về thủ tục báo mất hóa đơn


–Theo khoản 1, Điều 24 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý trong trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn.


“1. Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh nếu phát hiện mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập hoặc chưa lập phải lập báo cáo về việc mất, cháy, hỏng và thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp (mẫu số 3.8 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này) chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hóa đơn. Trường hợp ngày cuối cùng (ngày thứ 05) trùng với ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày tiếp theo của ngày nghỉ đó.”


– Về việc xử lý trường hợp phát hiện làm mất liên hoá đơn lập sai và đã xoá bỏ thì người bán bị phạt cảnh cáo.


+++ Về chế tài phạt vi phạm


–Theo điểm a Khoản 4 Điều 11 Thông tư số 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn:


“…Trường hợp người bán làm mất, cháy, hỏng các liên hoá đơn đã lập sai và đã xoá bỏ (người bán đã lập hoá đơn khác thay thế cho các hoá đơn đã lập sai và đã xoá bỏ) thì người bán bị phạt cảnh cáo.”…


– Theo khoản 4 điều 1 thông tư số 176/2016/TT-BTCquy định mức phạt như sau :


4. Bổ sung điểm g vào Khoản 3 Điều 11 như sau:


“g) Làm mất, cháy, hỏng hoá đơn đã phát hành nhưng chưa lập hoặc hoá đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) nhưng khách hàng chưa nhận được hoá đơn khi hoá đơn chưa đến thời gian lưu trữ hoặc hóa đơn đã lập theo bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ; trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc do sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng khác thì không bị xử phạt tiền.


–Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng), người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có một tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt ở mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt cảnh cáo.


–Trường hợp mất, cháy, hỏng hoá đơn, trừ liên giao cho khách hàng, trong thời gian lưu trữ thì xử phạt theo pháp luật về kế toán.


–Trường hợp người bán tìm lại được hoá đơn đã mất (liên giao cho khách hàng) khi cơ quan thuế chưa ban hành quyết định xử phạt thì người bán không bị phạt tiền.


Trung tâm kế toán thực hành Tại tphcm

–Trường hợp người bán làm mất, cháy, hỏng các liên hoá đơn đã lập sai và đã xoá bỏ (người bán đã lập hoá đơn khác thay thế cho các hoá đơn đã lập sai và đã xoá bỏ) thì người bán bị phạt cảnh cáo.


–Trường hợp trong cùng một thời điểm, tổ chức, cá nhân thông báo mất nhiều số hoá đơn cho cơ quan thuế nhưng cơ quan thuế đủ căn cứ xác định tổ chức, cá nhân gộp nhiều lần mất hoá đơn để báo cáo cơ quan thuế thì xử phạt theo từng lần mất hoá đơn.


–Trường hợp mất, cháy, hỏng hoá đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) có liên quan đến bên thứ ba, bên thứ ba do người bán thuê thì xử phạt người bán theo quy định tại điểm này.


= > Theo đó:


Trong trường hợp doanh nghiệp làm mất liên 2 hoá đơn xóa bỏ đã xuất hóa đơn khác thay thế thì


Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây:


++ Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;


++ Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng


–Doanh nghiệp sẽ bị phạt cảnh cáo về hành vi mất hóa đơn đã lập sai và đã xóa bỏ


–Đã xuất hóa đơn khác thay thế


–Hóa đơn này khi báo cáo sử dụng hóa đơn BC26/AC kê vào mục Xóa bỏ [15]


–Lập báo cáo về việc mất, cháy, hỏng và thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp (mẫu số 3.8 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC) chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.


Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa

++ Công văn tham khảo:


1.Công văn 1703 ngày 28/4/2017 của Tổng cục thuế gửi Cục thuế Thanh Hóa V/v xử phạt về hóa đơn: Trường hợp Tổng công ty Cổ phần Miền Trung, mã số thuế 2800976203, gửi báo cáo tới Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa về việc mất hóa đơn liên 2 đã lập của số hóa đơn 0000286, mẫu số 01GTKT3/001, ký hiệu AA/15P, lý do mất hóa đơn là bị cướp túi xách trong đó có liên 2 hóa đơn nêu trên vào ngày 08/01/2017, hồ sơ gửi kèm theo gồm đơn trình báo và xác nhận của Phó trưởng Công an xã Yên Phong, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, đề nghị Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa căn cứ vào tình hình thực tế về việc Tổng công ty cổ phần Miền Trung đã kê khai thuế đối với hóa đơn bị mất nêu trên chưa, sự tuân thủ pháp luật thuế của đơn vị để xem xét không xử phạt tiền đối với hành vi làm mất hóa đơn của đơn vị.


2.Công văn 4926 của Tổng cục thuế gửi Cục thuế Ninh Thuận V/v mất hóa đơn: trường hợp Công ty TNHH Thương mại Hoàn Cầu làm mất 15 tờ hóa đơn GTGT (liên 2: giao khách hàng) khi nhân viên của Công ty trên đường đi giao hóa đơn cho khách hàng bị cướp giật túi xách, có trình báo công an phường và được công an phường Văn Hải (thành phố Phan Rang- Tháp Chàm) xác nhận thì đề nghị Cục Thuế tỉnh Ninh Thuận làm rõ liên 1 của các số hóa đơn này đã kê khai, nộp thuế chưa. Cơ quan thuế quản lý trực tiếp đã thông báo hết giá trị sử dụng hóa đơn của các liên hóa đơn bị mất hay chưa. Nếu. qua kiểm tra, xác minh không có gian lận, doanh nghiệp đã kê khai, nộp thuế đối với hóa đơn đã lập bị mất thì thống nhất với ý kiến xử lý của Cục Thuế tỉnh Ninh Thuận tại công văn số 2723/CT-HCAC ngày 21/0/2015, không xử phạt vi phạm hành chính.


***Chi tiết tham khảo thêm tại: http://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/btc/r/m/hoidap/thue/thue_hoadon/thue_hoadon_chitiet;jsessionid=2-1mFApaG12fwCvPs5iKvGXQWxBsAQx_PO01bH5k0r6Id_lCKOLh!-1274450895!-1883976888?id=114984&_afrLoop=40810170971085735#!@@?_afrLoop=40810170971085735&id=114984&_adf.ctrl-state=9j5r7x113_4./.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại tây hồ
[Read More...]


Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp



–Hóa đơn mua phải của doanh nghiệp bỏ trốn, hóa đơn ma, hóa đơn ảo ….. thì xử lý như thế nào?

–Có được khấu trừ thuế GTGT và được tính vào chi phí hợp lý hay không?

– Hậu quả của việc mua bán hóa đơn và mua hóa đơn của công ty bỏ trốn



*Căn cứ:

– Điều 20 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 & điều 20 Thông tư 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 & điều 20 Thông tư số 39/2014/TT BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định sử dụng hóa đơn bất hợp pháp:

– Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/1/2012 & Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng (GTGT);

– Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 & Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18 tháng 06 năm 2014 & Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN);

– Khoản 2 Công văn số 7333/BTC-TCT ngày 24/6/2008 của Bộ Tài chính về việc xử lý cơ sở kinh doanh sử dụng hóa đơn bất hợp pháp


***Theo đó:


***Các trường hợp được xem là hóa đơn bất hợp pháp: Sử dụng hoá đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hoá đơn giả, hoá đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng.


–Hoá đơn giả là hoá đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hoá đơn.


–Hoá đơn chưa có giá trị sử dụng là hoá đơn đã được tạo theo hướng dẫn tại Thông tư này, nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành.


–Hoá đơn hết giá trị sử dụng là hoá đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hoá đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hoá đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế).”


***Cơ quan thuế xử lý đối với từng trường hợp vi phạm cụ thể như sau: Trường hợp cơ quan thuế, cơ quan công an, cơ quan chức năng khác trong quá trình kiểm tra, xác minh, điều tra đã có kết luận hóa đơn do cơ sở kinh doanh sử dụng là bất hợp pháp thì:


– Cơ sở kinh doanh không được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào, trường hợp đã khấu trừ (hoặc đã được hoàn) thì cơ quan thuế xử lý truy thu, truy hoàn số thuế GTGT đã khấu trừ (đã hoàn).


– Cơ sở kinh doanh không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào theo hóa đơn bất hợp pháp.



*** Giao dịch trước khi có thông báo của cơ quan chức năng về doanh nghiệp bỏ trốn:


–Trường hợp cơ sở kinh doanh sử dụng hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ của cơ sở kinh doanh bỏ trốn để kê khai khấu trừ thuế GTGT, tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN mà thời điểm mua hàng hóa, dịch vụ phát sinh trước ngày xác định cơ sở kinh doanh bỏ trốn theo thông báo của cơ quan thuế và cơ quan thuế hoặc các cơ quan chức năng khác chưa đủ căn cứ để kết luận đó là hóa đơn bất hợp pháp thì cơ quan thuế phải thực hiện kiểm tra xác định đúng có hàng hóa, dịch vụ mua vào và yêu cầu cơ sở kinh doanh chứng minh và chịu trách nhiệm trước pháp luật việc mua bán là có thật


+++ Các chứng từ cần có để chứng minh:


1. Hợp đồng mua bán


2. Phiếu xuất kho, phiếu giao hàng bên bán


3. Phiếu nhập kho bên mua


4. Hóa đơn mua bán


5. Chứng từ thanh toán tiền hàng: chuyển khoản có UNC, tiền mặt có phiếu thu bên bán + phiếu chi bên bạn và thu bên Bán nếu tiền mặt


6. Thanh lý hợp đồng


7. Hoạch toán sổ sách đầy đủ


8. Khai báo thuế đầy đủ: hàng hóa, dịch vụ mua vào của cơ sở bỏ trốn được sử dụng để phục vụ hoạt động kinh doanh đã bán ra và đã kê khai thuế

Trung tâm kế toán thực hành Tại nam định


………………


= > Được khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo hóa đơn mua hàng đó và tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.


*** Nếu giao dịch mua bán là không thực: Khi cơ quan thuế hoặc các cơ quan chức năng khác trong quá trình kiểm tra, xác minh, điều tra kết luận hóa đơn do cơ sở kinh doanh sử dụng là hóa đơn bất hợp pháp thì cơ sở kinh doanh bị xử lý như sau:


– Truy thu toàn bộ VAT đầu vào 10% tương ứng


–Truy thu toàn bộ thuế TNDN nếu phát sinh ( trừ trường hợp giảm lỗ, và chuyển lỗ)


–Phạt hành vi kê khai sai 20% / tổng tiền thuế khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn.


–Chậm nộp theo mức 0.05%, 0.07%, 0,03%/ngày theo thời điểm hiệu lực ở các văn bản pháp luật tương ứng


–Phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn, gian lận : Nghị định 129/2013/NĐ-CP, Thông tư 166/2013/TT-BTC

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thái bình


*Ví dụ:


Công ty có thuê xe ô tô của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ xuất nhập khẩu Á Việt (gọi tắt là Công ty Á Việt) để lãnh đạo đi công tác và đã thanh toán tiền mặt, Công ty Á Việt xuất giao cho Công ty hóa đơn ký hiệu AV/11P số 0000037 ngày 06/6/2013 và Công ty đã kê khai thuế. Tuy nhiên, theo công văn số 80/CCT-TB-BKD ngày 17/4/2013 của Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh (cơ quan thuế quản lý trực tiếp Công ty Á Việt) thì Công ty Á Việt đã bỏ địa điểm kinh doanh như vậy hóa đơn trên được lập sau ngày cơ quan thuế thông báo bỏ trốn được xác định là hóa đơn bất hợp pháp, Công ty không được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào và không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.


***Chi tiết tại: Công văn số 11805/CT-TTHT ngày 31/12/2014 về hóa đơn bất hợp pháp.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại hải phòng
[Read More...]


Khấu trừ, hoàn thuế GTGT đối với hóa đơn lập sai thời điểm



1.Hóa đơn xuất sai thời điểm có được khấu trừ thuế GTGT đầu vào hay không?

2.Bên bán và bên mua khi áp dụng chế tài văn bản pháp luật thì huệ lụy ra sao?



*Căn cứ:

– Tại khoản 1, khoản 2 Điều 14 Thông tư số 15/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010

– Điểm 2 Mục I Phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính quy định thời điểm xác định thuế GTGT

– Tiết a điểm 1.3 Mục III Phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008; khoản 1 Điều 15 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012

– Tại điều Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014

– Điều 8 Thông Tư Số: 219/2013/TT- BTC/ Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2013 Hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng

Trung tâm kế toán thực hành Tại nam định

– Điều 5 thông tư Số: 96/2015/TT-BTC Hà Nội, ngày 22 tháng 06 năm 2015 : Hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định số12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính

– Khoản 03 Điều 11 Thông tư 10 /2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn


*Theo đó:


– Hóa đơn bên Bán xuất chậm thời điểm do nguyên nhân khách quan làm chậm thanh toán tiền hàng dẫn đến nhà cung cấp không xuất hóa đơn GTGT khi giao hàng/thanh lý hợp đồng thì

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại đà nẵng


– Đối với bên Mua: Được kê khai, hoàn thuế đối với những hóa đơn GTGT hàng hóa mua vào do người bán lập sai thời điểm nếu các hóa đơn này có đủ điều kiện khấu trừ theo quy định.


1.Hợp đồng mua bán

2.Thanh lý hợp đồng

3.Biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán

4.Chứng từ thanh toán

5.Hóa đơn GTGT

6.Kê khai thuế và lên sổ sách đầy đủ

7.…….


– Đối với bên Bán: Các đơn vị cung cấp hàng hóa cho bị xử phạt về hành vi sử dụng hóa đơn xuất không đúng thời điểm.


+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:Lập hoá đơn không đúng thời điểm.

*Chi tiết tại: Công văn 2104/TCT-KK 2014 ngày 06 tháng 06 năm 2014 khấu trừ hoàn thuế giá trị gia tăng hóa đơn lập sai thời điểm

dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại hoàng mai
[Read More...]


Hóa đơn bán hàng có phải kê khai thuế GTGT không?



Căn cứ pháp lý:



-Công văn số 736/CT-TTHT ngày 04/5/2013 của Cục thuế tỉnh Lào Cai hướng dẫn về kê khai hoá đơn thông thường

-Công văn 3430/TCT-KK 2014 ngày 21 tháng 08 năm 2014 kê khai hóa đơn bán hàng của Tổng Cục Thuế ban hành công văn trên hướng dẫn cho Cục Thuế Đà Nẵng về việc hóa đơn bán hàng thông thường ( Không phải hóa đơn GTGT ) không phải kê khai trên bảng kê mua vào.


Như vậy:


Trung tâm kế toán thực hành Tại tphcm

= > Hóa đơn bán hàng thông thường (không phải là hóa đơn GTGT) không nên kê vào Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào (mẫu 01-2/GTGT) đối với người nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.


- Đối với các hóa đơn GTGT đầu vào, Công ty thực hiện kê khai vào Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào mẫu 01-2/GTGT kèm theo tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT hàng tháng.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức


- Đối với các số hóa đơn bán hàng thông thường (không phải hóa đơn GTGT) thì Công ty không kê khai vào Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào mẫu 01-2/GTGT. Hoá đơn này, nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp thì Công ty được tính trừ khi xác định thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNDN.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại ba đình
[Read More...]


Thời điểm xuất hóa đơn đối với công ty tư vấn thiết kế



1.Thời điểm xuất hóa đơn đối với công ty dịch vụ tư vấn thiết kế là thời điểm nào?

2.Thời điểm tính thuế GTGT là khi nào?

3.Thời điểm tính thuế TNDN là khi nào?

4.Mức phạt chế tài sản thời điểm như thế nào?



*Căn cứ:

–Điều 16 Khoản 2 điểm a. Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014

–Điều 8 Khoản 2 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013

–Điều 3 khoản b Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22 tháng 06 năm 2015 Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC

–Điều 11 Thông tư 10 /2014/TT-BTC ngày 17/01/2014


+Về Ngày lập hóa đơn: là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.


+Về Thuế GTGT: là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.


+Về Thuế TNDN: là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua trừ trường hợp nêu tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC, Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC


Trung tâm kế toán thực hành Tại bắc ninh

*Mức phạt xuất sai thời điểm:


3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:


a) Lập hoá đơn không đúng thời điểm.


a.1) Phạt cảnh cáo nếu việc lập hoá đơn không đúng thời điểm không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ. Trường hợp không có tình tiết giảm nhẹ thì phạt tiền ở mức tối thiểu của khung hình phạt.


*Ví dụ:Công ty C giao hàng cho khách hàng vào ngày 01/3/2014 (căn cứ vào phiếu xuất kho của Công ty C), nhưng đến ngày 03/3/2014 Công ty C mới lập hóa đơn để giao cho khách hàng. Việc lập hoá đơn như trên là không đúng thời điểm nhưng Công ty C đã kê khai, nộp thuế trong kỳ tính thuế của tháng 3/2014 nên Công ty C bị xử phạt ở mức 4.000.000 đồng (do không có tình tiết giảm nhẹ).


*Như vậy:


Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức

– Vậy thời điểm xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu và tính thuế giá trị gia tăng đối với loại hình công ty dịch vụ tư vấn thiết kế sẽ được tính vào thời điểm nghiệm thu bản thiết kế và bàn giao bản vẽ thiết kế giữa bên mua và bê bán


– Mức phạt chế tài: hành vi kê khai sai và chậm xuất hóa đơn truy lại thuế VAT đúng thời điểm nghiệm thu của kỳ kê khai + truy thu thuế TNDN+ phạt chậm nộp 0.03%(0.05%)/ngày Khoản 3 Điều 3 Luật số 106/2016/QH13 + phạt xuất hóa đơn sai thời điểm theo TT10 + phạt vi phạm hành chính hành vi kê khai sai TT166


*Chi tiết tại:


–Điều 16. Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014


–Điều 8 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013


–Điều 3 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22 tháng 06 năm 2015


–Điều 11 Thông tư 10 /2014/TT-BTC ngày 17/01/2014

dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại bắc ninh
[Read More...]


Tiền thuê nhà hỗ trợ cho người lao động?



– Doanh nghiệp hỗ trợ tiền nhà cho người lao động,Khoản phụ cấp tiền nhà này, có được tính vào chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNDN hay không?



– Khoản phụ cấp này có bị tính thuế TNCN


– Điều kiện để được tính chi phí hợp lý và quyết toán thuế TNCN có được trừ không?


*Vấn đề 01. Thuế Thu nhập doanh nghiệp

– Căn cứ: Điều 4Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 6, Thông tư 78/2014/TT-BTCquy định như sau:


“Trường hợp doanh nghiệp kýhợp đồng lao động với người lao động trong đó có ghi khoản chi về tiền nhà do doanh nghiệp trả cho người lao động, khoản chi trả này có tính chất tiền lương, tiền công và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.”


*Theo đó:


+ Về Thuế TNDN: Chi phí thuê nhà cho người lao động nếu đáp ứng được đầy đủ hồ sơ chứng từ… được tính vào chi phí được trừ nếu được ghi cụ thể:


– Hợp đồng lao động;


– Thoả ước lao động tập thể;


– Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn;


– Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.



*Vấn đề 02. Thuế GTGT


– Căn cứ: Tại Khoản 4, Điều 7 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính


– Căn cứ: Điều 14, khoản 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT có quy định :


“15. Cơ sở kinh doanh không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với trường hợp:


– Hoá đơn GTGT sử dụng không đúng quy định của pháp luật như: hóa đơn GTGT không ghi thuế GTGT (trừ trường hợp đặc thù được dùng hoá đơn GTGT ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT);


– Hoá đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán nên không xác định được người bán;


– Hoá đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua nên không xác định được người mua (trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 12 Điều này);”


*Theo đó:


– Nếu hóa đơn hợp lý hợp lệ và hợp pháp và phục vụ sản xuất kinh doanh thì được khấu trừ thuế GTGT


– Chứng từ đầy đủ và hồ sơ thanh toán và kê khai đầy đủ



*Vấn đề 03. Thuế thu nhập cá nhân.


– Căn cứ: Điều 11, Khoản 2Thông tư 92/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung tiết đ.1 điểm đ khoản 2 Điều 2,Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:


“Khoản tiền thuê nhà,điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ởdo đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuếphát sinh(chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập.”


*Theo đó:


– Khoản chi phí tiền thuê nhà mà đơn vị sử dụng lao động trả hộ cho người lao động không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà) sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế. Có nghĩa là tiền thuê nhà bằng 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà) sẽ phải tính vào thu nhập chịu thuế. Phần còn lại của khoản tiền thuê nhà do người sử dụng lao động trả hộ sẽ không phải tính vào thu nhập chịu thuế.


– Doanh nghiệp ký hợp đồng thuê với chủ nhà :

+ Doanh nghiệp được đưa chi phí thuê nhà vào chi phí hợp lệ.

+ Nhân viên được chi trả tiền thuê nhà sẽ giảm thu nhập chịu thuế TNCN nếu tiền thuê nhà thực tế chi trả >15% tổng thu nhập chịu thuế TNCN.– Doanh nghiệp không đứng tên ký hợp đồng với chủ nhà

Trung tâm kế toán thực hành Tại quận 3

+ Tiền thuê nhà như là khoảng phụ cấp theo tiền lương phải quy định trong hợp đồng lao động , quy chế tài chính...thì được tính vào chi phí hợp lệ.

+Nhân viên hưởng lợi ích như 1 khoản phụ cấp theo tiền lương quy định trong hợp đồng lao động nhưng phải đưa toàn bộ vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNCN.



*Ví dụ minh họa: Nguyễn Văn A có thu nhập phát sinh trong 1 tháng như sau


1.Lương cơ bản: 3,318,000đ


2.Phụ cấp chức vụ: 1,500,000


3.Phụ cấp thâm niên: 1,000,000


4.Phụ cấp hiệu suất làm việc: 2,000,000đ


5.Phụ cấp thuê nhà: 5,000,000đ


6.Phụ cấp cơm trưa: 680,000đ/ tháng


7.Phụ cấp trang phục: 416,000đ/ tháng


Tổng thu nhập: 13,914,000đ


*Như vậy:


Học kế toán tổng hợp thực hành Tại quận 3

Tổng thu nhập chịu thuế TNCN(chưa bao gồm tiền thuê nhà) = 13.914.000 – 5.000.000 – (680.000 + 416.000) = 7.818.000 đồng


Tiền thuê nhà = 15% x 7.818.000 = 1.172.700 đồng


Vậy tổng thu nhập chịu thuế (bao gồm tiền thuê nhà) = 7.818.000 + 1.172.700 = 8.990.700 đồng


– Do đó, số tiền thuê nhà do công ty trả thay tính vào thu nhập chịu thuế TNCN là 1.172.700 đồng


– Phần còn lại (5.000.000 - 1.172.700 = 3.827.300 đồng) sẽ không phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.


Trong trường hợp này thì anh Nguyễn Văn A không phải nộp thuế thu nhập cá nhân vì chưa đến mức phải nộp thuế TNCN

dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại hải phòng
[Read More...]


Thời hạn nộp kê khai thuế nhà thầu



*Thủ tục: Khai thuế đối với nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT, nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu đối với hoạt động kinh doanh và các loại thu nhập khác.



– Trình tự thực hiện:


Nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài nộp thuế GTGT tính trực tiếp trên GTGT, nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu đối với hoạt động kinh doanh và các loại thu nhập khác lập hồ sơ và gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp của bên Việt Nam.


– Khai theo từng lần phát sinh thanh toán tiền cho Nhà thầu nước ngoài.


Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ muời, kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.


– Trường hợp bên Việt Nam thanh toán cho Nhà thầu nước ngoài nhiều lần trong tháng thì có thể đăng ký khai thuế theo tháng thay cho việc khai theo từng lần phát sinh thanh toán tiền cho Nhà thầu nước ngoài.


Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ hai mươi của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.


– Cách thức thực hiện:


+ Trực tiếp tại trụ sở cơ quan thuế cấp: Cục Thuế


+ Gửi qua hệ thống bưu chính.


– Thành phần, số lượng hồ sơ:


a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:


– Tờ khai thuế theo mẫu số 01/NTNN;


– Bản chụp hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ có xác nhận của người nộp thuế (đối với lần khai thuế đầu tiên của hợp đồng nhà thầu);


– Bản chụp giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép hành nghề có xác nhận của người nộp thuế.


b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ


– Thời hạn giải quyết hồ sơ: Không phải trả kết quả cho người nộp thuế.


Trung tâm kế toán thực hành Tại hải phòng

– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:


+ Nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài là tổ chức kinh doanh.


+ Nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài là cá nhân kinh doanh.


– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục thuế


– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Tờ khai gửi đến cơ quan thuế không có kết quả giải quyết.


– Phí, lệ phí (nếu có): Không


– Tên mẫu đơn, tờ khai (nếu có): Tờ khai thuế Nhà thầu nước ngoài mẫu số 01/NTNN.


– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không


*Căn cứ pháp lý thực hiện thủ tục hành chính:


+ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH12 ngày 20 tháng 11 năm 2012

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng


+ Nghị định số 83/2013/NĐ– CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;


+ Thông tư số 156/2013/TT– BTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ– CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ;


+ Thông tư số 103/2014/TT– BTC ngày 06/08/2014 hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại bắc ninh
[Read More...]


Chi trang phục cho nhân viên



–Chi trang phục: theo luật thuế TNCN và luật thuế TNDN căn cứ văn bản pháp lý nào?



–Các hình thức chi phụ cấp trang phục gồm mấy loại?


*Vấn đề 01: Về thuế TNDN


*Căn cứ:


– Theo điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung Điểm 2.6 khoản 2 điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC ( có hiệu lực thi hành từ quyết toán năm 2015) quy định những khỏan chi không được tính vào chi phí được trừ, trong đó có:


“2.7. Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ. Phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.


–Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động để được tính vào chi phí được trừ thì mức chi tối đa đối với chi bằng tiền không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm, bằng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ. # trước kia tổng chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động thì mức chi tối đa để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.



*Vấn đề 02: Về thuế TNCN


*Theo đó về Thuế TNCN:


–Theo điểm b.2.1 khoản b điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC về những khoản chi phí hợp lý được trừ khi xác định thu nhập từ kinh doanh và tiền lương tiền công có quy định:


“Đối với tiền trang phục trả cho người lao động không vượt quá 5.000.000 đồng/người/năm. Trường hợp chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động thì mức chi tối đa để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế không vượt quá 5.000.000 đồng/người/năm. Đối với những ngành kinh doanh có tính chất đặc thù thì chi phí này được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính. “



Trung tâm kế toán thực hành Tại nam định

*Vấn đề 03: Các hình thức chi phụ cấp trang phục nhân viên


*Chi tiền trang phục có thể cả bằng tiền và hiện vật ( Chi cùng cả 2 hình thức)


–Mức chi bằng tiền không vượt quá mức 5.000.000/ năm/ người


–Chi bằng hiện vật phải có đầy đủ hóa đơn chứng từ


*Chú ý:


+ Về Thuế TNDN: Chi trang phụ là chi phí hợp lý nếu đáp ứng được đầy đủ hồ sơ chứng từ… được tính vào chi phí được trừ nếu quy định cụ thể trong các văn bản sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.


*Do đó: hồ sơ cơ bản cần có sau

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại quận 3


+ Quyết định chi trang phục


+ Quy chế tài chính: Qua các lần thanh tra kiểm tra thuế nếu mức chi bằng tiền phụ cấp nhân viên thuộc 06 tháng đầu năm thì phụ cấp nguyên năm, 06 tháng cuối năm phụ cấp 1/2


+ Danh sách nhân viên nhận tiền hoặc hiện vật có ký tác xác nhận

+ Hóa đơn tài chính

+ Phiếu chi hoặc Ủy nhiệm chi nếu chuyển khoản qua ngân hàng




+…….

dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại thanh trì
[Read More...]


Phần TGTGT không được khấu trừ hạch toán như thế nào



 +Kê khai sót hóa đơn đầu vào:



Căn cứ: NGHỊ ĐỊNH Số: 209/2013/NĐ-CP Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2013 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Điều 9. Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào khoản g)g) Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.

Trung tâm kế toán thực hành Tại hải phòng



=> Theo luật trên kể từ ngày 1/1/2014 tất cả chứng từ hóa đơn đầu vào ko giới hạn kê khai nếu doanh nghiệp phát hiện thiếu sót trong quá trình kê khai thì được phép kê khai bổ sung bất kỳ khi nào miễn trước thời gian cơ quan thuế có quyết định thanh kiểm tra tại doanh nghiệp, bãi bỏ giới hạn 06 tháng thì ko được kê khai theo: Thông tư 06/2012/TT-BTC thay thế thông tư 129/2008/TT-BTC về thuế GTGT


c.8. Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ còn sót hoá đơn hoặc chứng từ nộp thuế chưa kê khai, khấu trừ thì được kê khai, khấu trừ bổ sung; thời gian để kê khai, khấu trừ bổ sung tối đa là 6 (sáu) tháng, kể từ tháng phát sinh hoá đơn, chứng từ bỏ sót.


+Công văn 1818/TCT-KK và 3283/CTTTHT về thuế giá trị gia tăng

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nam định


Ngày 19/05/2014 Tổng cục thuế ban hành CV số 1818/TC-KK giải đáp vướng mắc về phương pháp kê khai hoá đơn kê khai khấu trừ bị bỏ sót chưa kê khai. Theo đó,Đối với hóa đơn phát sinh từ 1/1/2014 thì trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện hóa đơn kê khai khấu trừ bị bỏ sót chưa kê khai thì được kê khai khấu trừ bổ sung vào kỳ kê khai gần nhất của thời điểm phát hiện sai sót, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.


Ví dụ:- Công ty A có hóa đơn GTGT mua vào lập ngày 01/01/2014. Trong kỳ kê khai thuế tháng 01/2014, công ty bỏ sót không kê khai khấu trừ hóa đơn này. Đến ngày 15/03/2014 Công ty phát hiện hóa đơn bỏ soát chưa kê khai thì công ty kê khai khấu trừ bổ sung đối với hóa đơn bỏ sót vào kỳ kê khai tháng 02/2014

- Công ty A có hóa đơn GTGT mua vào lập ngày 01/01/2014. Trong kỳ kê khai thuế tháng 01/2014, công ty bỏ sót không kê khai khấu trừ hóa đơn này. Đến ngày 30/03/2014 Công ty phát hiện hóa đơn bỏ soát chưa kê khai thì công ty kê khai khấu trừ bổ sung đối với hóa đơn bỏ sót vào kỳ kê khai tháng 03/2014.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại hải phòng
[Read More...]


TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page