Chuẩn hóa công cụ kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán kiểm toán



Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) đang tổ chức lấy ý kiến rộng rãi nhằm hoàn thiện dự thảo Thông tư thay thế Quy chế kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán ban hành theo Quyết định 32/2007/QĐ-BTC. Việc chuẩn hóa này nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch vụ kế toán, kiểm toán -trước đòi hỏi minh bạch hóa ngày càng cao trong hoạt động kinh tế.

Đòi hỏi từ thực tế

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nam định Từ năm 1998, Bộ Tài chính đã có các bước hình thành vào tạo lập quy định, khung pháp lý cho hoạt động của các công ty kiểm toán tại Việt Nam. Năm 1998, Bộ Tài chính đã tổ chức các cuộc kiểm tra đối với công ty kiểm toán; đến năm 2007, Bộ đã ban hành Quyết định 32/2007/QĐ-BTC (Quyết định 32) về Quy chế kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán. Đây là công cụ pháp lý để cơ quan chức năng kiểm soát chất lượng hoạt động của các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam trong những năm qua, đặc biệt khi các công ty hoạt động tác nghiệp đối với thị trường chứng khoán.

Theo ông Bùi Văn Mai - Phó Chủ tịch VACPA, sau khi Luật Kiểm toán độc lập chính thức có hiệu lực từ tháng 1/2012, các văn bản trước đó đều phải ban hành lại hoặc sửa đổi bổ sung cho phù hợp. Bên cạnh đó việc Luật Kiểm toán độc lập ra đời cũng yêu cầu nâng cao hơn nữa về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực kế toán, kiểm toán, đặc biệt là về vấn đề chất lượng dịch vụ. Chính vì vậy việc ban hành thông tư thay thế cho Quyết định 32 vào lúc này là rất cần thiết.

Theo phản ánh từ nhiều công ty Kiểm toán độc lập, thời gian kiểm soát chất lượng dịch vụ ở một công ty kiểm toán, theo Quyết định 32 quy định kiểm tra định kỳ 3 năm một lần là chưa sát với thực tế. Những công ty đã bảo đảm chất lượng dịch vụ tốt thì 3 năm kiểm tra một lần cũng không thật cần thiết. Trong khi các công ty kiểm tra không đạt yêu cầu phải đợi 3 năm sau mới tiến hành kiểm tra tiếp... Chính vì vậy cần thiết phải có quy định thời hạn cụ thể theo kết quả kiểm tra. Công ty đạt yêu cầu hoặc chất lượng dịch vụ tốt (xếp loại A,B,C) có thể là 3 đến 5 năm kiểm tra một lần, còn đối với công ty yếu kém (xếp loại D,Đ) thì có thể sau 1 năm đã phải kiểm tra xem xét. Có như vậy việc kiểm soát chất lượng dịch vụ mới là kịp thời và thực sự đem lại hiệu quả tích cực.

Hơn nữa, Quyết định 32 quy định Bộ Tài chính ủy quyền cho Hội nghề nghiệp thực hiện tất cả các cuộc kiểm tra chất lượng dịch vụ và báo cáo với Bộ Tài chính. Theo ý kiến các chuyên gia, như vậy chức năng quản lý nhà nước trong việc kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán là chưa cao. Các chuyên gia cũng cho rằng, Bộ Tài chính nên cử nhân sự trực tiếp tham gia các đoàn kiểm tra các công ty Kiểm toán độc lập đủ điều kiện kiểm toán các đơn vị có lợi ích công chúng (các công ty niêm yết, công ty cổ phần).

Nâng cao chất lượng kiểm soát hành nghề

Theo ông Bùi Văn Mai, quá trình xây dựng dự thảo thông tư đã đặt ra 2 vấn đề chung.

Thứ nhất, việc nên ban hành 1 thông tư quy định về kiểm soát chất lượng dịch vụ chung cho cả kế toán, kiểm toán hay tách làm 2 thông tư riêng cho mỗi loại dịch vụ.

Qua thực tế, VACPA cũng nhận thấy nên tách bạch làm 2 thông tư riêng, bởi vì yêu cầu nội dung cho mỗi loại hình dịch vụ là khác nhau. Hơn nữa việc đánh giá đối với dịch vụ kiểm toán đã có quy trình, cách thức cụ thể nên thực hiện thuận lợi hơn. Dịch vụ kế toán lại khác, những dịch vụ như thuê giữ sổ kế toán hoặc làm kế toán trưởng, tư vấn kế toán, đào tạo kế toán... hiện chưa có những quy định, tiêu chí cụ thể về chất lượng nên rất khó đánh giá.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại long biên Thứ hai, trong Quyết định 32 cũng có tới 2/3 nội dung đề cập đến đánh giá chất lượng dịch vụ kiểm toán, quy định chung vào 1 thông tư thì khó có thể làm nổi bật các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ kế toán. Hơn nữa, dự kiến trong 2-3 năm tới Luật Kế toán mới có sửa đổi. Vì vậy nhiều ý kiến cho rằng hiện nay chỉ nên ban hành 1 thông tư thay thế Quyết định 32 về kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán, còn kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán nên giữ nguyên, đợi sau khi Luật Kế toán sửa đổi thì ban hành, tránh việc vừa ban hành lại phải sửa đổi theo luật mới.

Theo VACPA, dự thảo thông tư lần này cũng sẽ chú trọng nâng cao hơn nữa tiêu chuẩn thành viên đoàn kiểm tra. Theo đó, thành viên đoàn kiểm tra phải có chứng chỉ kiểm toán viên hoặc chứng chỉ hành nghề kế toán (nếu kiểm tra dịch vụ kế toán) từ 5 năm trở lên và có kinh nghiệm tương đương cấp trưởng phòng kiểm toán. Trưởng đoàn kiểm tra phải có 7 năm hoặc 10 năm kinh nghiệm là lãnh đạo Hội nghề nghiệp, lãnh đạo cấp Vụ của Bộ Tài chính hoặc lãnh đạo công ty kiểm toán…

Đặc biệt, dự thảo thông tư mới cũng đề xuất thành lập Hội đồng chuyên môn tham vấn cho Bộ Tài chính hoặc Hội nghề nghiệp trong trường hợp có sự bất đồng giữa đoàn kiểm tra với đơn vị được kiểm tra.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại long biên Theo TCTC
[Read More...]


Chế độ kế toán mới đối với doanh nghiệp bảo hiểm



Kể từ ngày 1/1/2014, Thông tư số 232/2012/TT-BTC, quy định một số chế độ kế toán mới đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chính thức có hiệu lực.

Theo đó, Bộ Tài chính quy định chi tiết một số tài khoản, nguyên tắc, phương pháp hoạch toán, mẫu Báo cáo tàichính áp dụng cho các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, sức khỏe, tái bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lậpvà hoạt động theo pháp luật tại Việt Nam với nhiều nội dung mới đáng lưu ý.

Đối với nôi dung Báo cáo tài chính,điểm mới đáng lưu ý là DNBH không được bù trừ các khoản dự phòng cho hoạt động KDBH gốc, nhận tái BH với dự phòng cho hoạt động nhượng tái BH. Các khoản dự phòng này phải được trình bày riêng biệt trên các chỉ tiêu của BCĐKT, trong đó các khoản dự phòng phí chưa được hưởng và dự phòng bồi thường của hoạt động KDBH gốc và nhận tái BH, dự phòng dao động lớn được phản ánh là Nợ phải trả; Dự phòng phí chưa được hưởng và dự phòng bồi thường nhượng tái BH được phản ánh là Tài sản tái BH; Thuyết minh cơ sở và định lượng của số trích lập bổ sung hoặc hoàn nhập các khoản dự phòng này nếu xác định được; Thuyết minh BCTC: DNBH trình bày các thông tin khác về: Thuyết minh các thông tin về rủi ro bảo hiểm và chính sách quản lý rủi ro; Phân tích độ nhạy của các rủi ro BH; Phân tích mức độ tập trung của các rủi ro BH; thuyết minh về tình hình bồi thường: Các DN phải thực hiện thống kê tình hình bồi thường theo số liệu thực tế kể từ ngày1/1/2014 để lập “Bảng tổng hợp số liệu về tình hình bồi thường” kể từ năm tài chính 2016.
Tài khoản kế toán cũng có những nộidung mới đối với kế toán doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kế tón cáckhoản giảm trừ doanh thu, kế toán doanh thu chưa thực hiện; kế toán dự phòngphải trả; kế toán chi phí kinh doanh bảo hiểm; kế toán chi phí khai thác bảohiểm của hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm; kế toán cáckhoản đầu tư tài chính và cuối cùng là kế toán hoạt động đồng bảo hiểm.

Theo đó, đối với Kế toán doanh thu hoạtđộng KDBH: Doanh thu phí BH gốc, phí nhậntái BH và doanh thu hoa hồng BH có thể tăng, giảm khi có sự điều chỉnh HĐBH dokhách hàng (bên mua BH) thay đổi số tiền, phạm vi BH hoặc thời hạn BH. Trườnghợp tăng số tiền, phạm vi BH kế toán ghi Nợ các TK 111, 112, 131.../Có TK 511;Trường hợp giảm ghi Nợ TK 511/Có các TK 111, 112, 131...; Các DN nhượng tái vànhận tái BH phải thực hiện thông báo, đối chiếu kịp thời để đảm bảo ghi nhậndoanh thu hoa hồng nhượng tái BH phải thu, phí nhượng tái BH (đối với DN nhượngtái BH) và doanh thu phí nhận tái BH, hoa hồng nhận tái BH phải trả (đối với DNnhận tái BH) tại đúng thời điểm khi phát sinh trách nhiệm theo HĐBH đã giao kếtchậm nhất trong cùng kỳ kế toán quý.

Đối với Kế toán các khoản giảm trừdoanh thu: Thông tư quy định Hoàn phí, hoa hồng BH: TK 531 dùng để phản ánh các khoản phí BH gốc, phí nhận tái BH, hoa hồng BH do DNBH; Giảm phí, hoa hồngBH (TK 532): Phản ánh các khoản phí BH gốc, phí nhận tái BH, hoa hồng BHbị giảm do DNBH phải trả lại cho khách hàng trong các trường hợp khi kết thúcHĐBH, đối tượng BH không xảy ra tai nạn, tổn thất theo HĐBH đã giao kết hoặc doduy trì quan hệ lâu năm giữa DNBH với khách hàng và các trường hợp theo cam kếtkhác ghi trong HĐBH; Phínhượng tái BH (TK 533): DNBHphải phản ánh tại cùng một thời điểm phí nhượng tái BH phải chuyển trả và hoahồng nhượng tái BH phải thu của DN nhận tái BH khi phát sinh trách nhiệm theoHĐBH đã giao kết. Các DN nhượng tái và nhận tái BH phải thực hiện thông báo,đối chiếu kịp thời để đảm bảo ghi nhận doanh thu hoa hồng nhượng tái BH phảithu, phí nhượng tái BH (đối với DN nhượng tái BH) và doanh thu phí nhận tái BH,hoa hồng nhận tái BH phải trả (đối với DN nhận tái BH) tại đúng thời điểm khiphát sinh trách nhiệm theo HĐBH đã giao kết chậm nhất trong cùng kỳ kế toán quý.

Về Kế toán doanh thu chưa thựchiện: DNnhượng tái BH phải theo dõi chi tiết các khoản doanh thu hoa hồng nhượng tái BHthực tế đã phát sinh chưa được hưởng chờ phân bổ cho hoạt động nhượng tái BH;Toàn bộ hoa hồng nhượng tái BH phải thu của DN nhận tái BH theo hợp đồng nhượngtái BH đã giao kết hạch toán vào bên Có TK 511 (5113); Cuối kỳ kế toán, DNnhượng tái BH phải xác định doanh thu hoa hồng nhượng tái BH chưa được hưởngtương ứng với khoản phí nhượng tái BH chưa được ghi nhận kỳ này để chuyển sangphân bổ vào các kỳ sau theo phương pháp trích lập dự phòng phí đã đăng ký vớiBộ Tài chính.

Về Kế toán dự phòng phải trả: TK 352 dùng để phản ánh các khoản dự phòng phải trả hiện có, tình hìnhtrích lập và sử dụng các khoản dự phòng phải trả của DNBH, bao gồm dự phòngnghiệp vụ BH và dự phòng phải trả; Các khoản dự phòng nghiệp vụ BH được lập vàocuối kỳ kế toán quý và cuối kỳ kế toán năm khi lập BCTC theo quy định của chếđộ tài chính hiện hành; Cuối kỳ kế toán năm (hoặc quý), DNBH xác định các khoảndự phòng nghiệp vụ phải lập cho kỳ kế toán tiếp theo.

Kế toán chi phí KDBH: Thông tư quy định chỉ phản ánh vào TK 624 các chi phí thực tế phát sinh (đã chi tiền hoặc chưachi tiền) có liên quan đến hoạt động KDBH trong kỳ kế toán; các khoản phải thu đểgiảm chi phát sinh trong kỳ như thu bồi thường nhượng tái BH, thu đòi người thứba bồi hoàn, thu hàng đã xử lý bồi thường 100%, hoa hồng BH chờ phân bổ các kỳsau, các khoản hoàn nhập dự phòng nghiệp vụ; Chi tiết theo từng loại hoạt độngKDBH gốc, nhận tái BH, nhượng tái BH và hoạt động kinh doanh khác; Các DN nhậntái và nhượng tái BH phải thực hiện thông báo, đối chiếu kịp thời để đảm bảoghi nhận chi bồi thường và các khoản chi phí khác như chi đòi người thứ ba bồihoàn, chi xử lý hàng tổn thất đã giải quyết bồi thường 100%; số thu bồi thườngnhượng tái BH và các khoản thu khác như thu đòi người thứ ba bồi hoàn, thu hàngđã xử lý bồi thường 100%, chi phí hoa hồng nhận tái BH tại đúng thời điểm khiphát sinh trách nhiệm theo HĐBH đã giao kết chậm nhất trong cùng kỳ kế toánquý; Chi phí hoạt động kinh doanh dịch vụ khác của hoạt động KDBH dở dang cuốikỳ (nếu có) được kết chuyển sang TK 154 – “Chi phí SXKD dở dang”. Giá thành cácdịch vụ này hoàn thành được xác định là bán trong kỳ được kết chuyển sang TK911 để xác định kết quả kinh doanh.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa Đối với Kế toán chi phí khai thác BHcủa hoạt động KDBH gốc và nhận tái BH: Không phản ánh các khoản chi phí khai thác BH vào TK 642; Các khoản chi phíkhai thác BH khi phát sinh xác định được cụ thể, rõ ràng thì phản ánh vào TK624; Khi phát sinh những chi phí quản lý chung không xác định được cụ thể, rõràng cho hoạt động khai thác BH và quản lý DN thì kế toán DNBH phản ánh vào bênNợ TK 642. Cuối kỳ kế toán, DNBH phải tiến hành tính toán, phân bổ phần chi phíquản lý chung theo tiêu thức phù hợp và đảm bảo nhất quán. Phần chi phí khaithác BH được phân bổ ghi Nợ TK 624/Có TK 642, DNBH phải thuyết minh BCTC tiêuthức phân bổ các khoản chi phí này mà DN áp dụng trong kỳ.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại long biên Nội dung Kế toán các khoản đầu tư tài chính: TK phản ánh bao gồm 2 nhóm, nhóm TK 121- Đầu tư tài chính ngắn hạn và nhómTK 221- Đầu tư tài chính dài hạn. Nguyên tắc của nội dung này gồm: Tuân thủ Pháp luật và đảm bảo tính an toàn hiệu quảvà tách bạch. Đồng thời, cuốikỳ kế toán, DNBH phải căn cứ vào sổ kế toán chi tiết của các khoản đầu tư theotừng hình thức đầu tư phát sinh trong kỳ để lập báo cáo hoạt động đầu tư theoquy định của chế độ tài chính.

Kế toán hoạt động đồng BH: DN đứng đầu phản ánh toàn bộ khoản phí BH (bao gồm cả thuế GTGT) phải thucủa khách hàng vào bên Nợ TK 131; Số phí BH phải trả cho các DN tham gia đồngBH, kế toán DN đứng đầu phản ánh vào bên Có TK 331 (chi tiết phải trả cho từngDN tham gia đồng BH); Số phải thu về chi bồi thường và các chi phí khác của cácDN tham gia đồng BH, kế toán phản ánh vào bên Nợ TK 131 (chi tiết phải thu củatừng DN tham gia đồng BH); DNBH phải tiến hành thông báo, đối chiếu kịp thời đểđảm bảo tất cả DN tham gia đồng BH đều ghi nhận doanh thu, chi phí theo đúngthời điểm phát sinh trách nhiệm trong HĐBH đã giao kết chậm nhất trong kỳ kếtoán quý.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại bắc ninh

Theo VAA


[Read More...]


Giảm giá dầu điêzen, dầu hỏa, madút



Trên cơ sở giá bán hiện hành một số mặt hàng xăng dầu hiện đang cao hơn giá cơ sở, Liên Bộ Tài chính- Công Thương đã yêu cầu các DN kinh doanh xăng dầu đầu mối giảm giá bán dầu điêzen, dầu madút và dầu hỏa trước 15 giờ ngày 11- 4.

Giá xăng dầu hiện được điều hành theo sát giá thế giới.

Liên Bộ yêu cầu các DN kinh doanh xăng dầu đầu mối tiếp tục giữ ổn định mức trích Quỹ Bình ổn giá đối với các mặt hàng xăng, dầu; đồng thời, giảm sử dụng Quỹ Bình ổn giá đối với mặt hàng xăng 150 đồng/lít (Từ 200 đồng/lít xuống còn 50 đồng/lít); các mặt hàng dầu điêzen, dầu hỏa và madút giữ nguyên như hiện hành (0 đồng/lít,kg).

Sau khi thực hiện các biện pháp điều hành như trên, Liên Bộ yêu cầu các DN tiếp tục giảm giá bán dầu điêzen, dầu hỏa và madút.

Sau khi giảm sử dụng Quỹ Bình ổn giá như trên, chênh lệch giữa giá cơ sở giá giá bán hiện hành đối với mặt hàng xăng không lớn, nên Liên Bộ Tài chính- Công Thương yêu cầu các DN trước mắt tiếp tục giữ ổn định giá bán như hiện hành.

Theo Bộ Tài chính, hiện nay, giá cơ sở của dầu điêzen, dầu hỏa và madút đã được tính đủ các yếu tố trong giá theo quy định. Do giá thế giới bình quân có xu hướng giảm làm giá cơ sở giảm so với giá bán lẻ hiện hành, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối giảm giá bán lẻ tương ứng theo quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP, Thông tư số 234/2009/TT-BTC; giá bán sau khi điều chỉnh không được cao hơn mức giá cơ sở theo quy định (trong đó, giá cơ sở của dầu điêzen 0,05S: 22.517 đồng/lít; dầu hỏa: 22.356 đồng/lít; dầu madút 180cst 3,5S:18.360 đồng/kg).

Nếu tham chiếu theo giá hiện hành của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, thì mức giảm đối với dầu điêzen tối thiểu khoảng 83 đồng/lít; dầu hỏa tối thiểu khoảng 124 đồng/lít; dầu madút tối thiểu khoảng 100 đồng/kg.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hà đông Thời điểm thực hiện giảm sử dụng Quỹ Bình ổn giá đối với mặt hàng xăng từ 15 giờ ngày 11-4.

Theo tính toán của Bộ Tài chính, giá xăng dầu thế giới từ sau ngày điều hành 31-3-2014 biến động tăng, giảm không rõ xu hướng. Giá xăng, dầu thành phẩm thế giới bình quân 30 ngày từ ngày 12-3-2014 đến 10-4-2014 vẫn dao động ở mức cao.

Cụ thể: Xăng RON 92: 115,6 USD/thùng; dầu điêzen 0,05S: 121,16 USD/thùng; dầu hỏa: 119,21 USD/thùng, dầu madút 180 cst 3,5S: 599,90 USD/tấn.

Căn cứ nguyên tắc tính toán giá cơ sở theo các quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP, Thông tư số 234/2009/TT-BTC thì chênh lệch giữa giá bán hiện hành và giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu cụ thể như sau: Xăng RON 92 đang âm 48 đồng/lít; Dầu điêzen 0,05S mức giá bán hiện hành đang cao hơn giá cơ sở là 83 đồng/lít; dầu hỏa là 124 đồng/lít và dầu madút 180cst 3,5S là 100 đồng/kg.

Lần điều chỉnh giá xăng dầu gần đây nhất là ngày 31-3-2014. Liên Bộ Tài chính- Công Thương đã quyết định giảm sử dụng Quỹ Bình ổn giá đối với mặt hàng xăng (từ 300 đồng/lít xuống 200 đồng/lít); khôi phục lợi nhuận định mức trong giá cơ sở đối với xăng, dầu hỏa (từ 150 đồng/lít lên 300 đồng/lít).

Đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu đầu mối chủ động rà soát lại phương án giá, điều chỉnh giảm giá bán các mặt hàng dầu điêzen, dầu madút và dầu hỏa (giá bán sau khi điều chỉnh giảm không được cao hơn mức giá cơ sở, cụ thể dầu điêzen: 22.601 đồng/lít, dầu madút: 18.469 đồng/kg, dầu hỏa: 22.485 đồng/lít, tương ứng mức giảm dầu điêzen tối thiểu khoảng 239 đồng/lít; dầu madút giảm tối thiểu khoảng 121 đồng/kg và dầu hỏa giảm tối thiểu khoảng 145 đồng/lít).

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại cầu giấy Trong 3 tháng đầu năm 2014, giá xăng dầu thế giới diễn biến phức tạp trong nhiều thời điểm có xu hướng tăng và dao động ở mức cao. Để giảm tác động tới giá xăng dầu trong nước khi giá xăng dầu thế giới tăng cao, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Công Thương điều hành giá xăng dầu một cách linh hoạt theo cơ chế thị trường đồng thời sử dụng các công cụ tài chính để bình ổn giá xăng dầu trong nước.

Cụ thể, khi giá xăng dầu thế giới tăng cao để chia sẻ hài hòa lợi ích người tiêu dùng, doanh nghiệp; Liên Bộ đã yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối tạm thời chưa tính đủ lợi nhuận định mức trong giá cơ sở của một số mặt hàng xăng dầu; và cho phép sử dụng Quỹ Bình ổn giá trong 6/7 lần điều hành vào các ngày 15-1-2014; 27-1-2014; 10-2-2014; 6-3-2014; 19-3-2014; 31-3-2014 (nếu điều chỉnh tăng giá thì mức điều chỉnh mỗi lần sẽ phải tăng tương đương với mức sử dụng Quỹ BOG và/hoặc mức cắt giảm lợi nhuận định mức).

Trong khi đó, giá bán xăng dầu trong nước chỉ được điều chỉnh tăng 2 lần (đa số mức tăng giá đều ở mức độ kiềm chế do việc sử dụng kết hợp các công cụ tài chính). Khi giá dầu diêzen, dầu hỏa, dầu madút trên thị trường thế giới giảm, Liên Bộ đã kịp thời yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện 3 đợt giảm giá bán dầu diêzen 2 đợt giảm giá dầu madút và 1 đợt giảm giá dầu hỏa.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại long biên Nguồn: Báo Hải Quan


[Read More...]


Kỳ quyết toán thuế 2013: Hà Nội có 66.334 hồ sơ nộp qua mạng



Với con số này, tỷ lệ hồ sơ nộp qua mạng internet đã chiếm 66,5% số người nộp thuế thuộc diện phải quyết toán, cộng thêm nỗ lực tiếp nhận hồ sơ của những cá nhân đến nộp trực tiếp, thì đến hết 31/3, gần 90% các tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thủ đô đã hoàn thành nghĩa vụ nộp quyết toán thuế TNCN năm 2013 - bà Nguyễn Thị Hải Yến - Trưởng Phòng Tuyên truyền hỗ trợ Cục Thuế TP Hà Nội cho biết.

Bà đánh giá thế nào về kết quả của kỳ quyết toán thuế TNCN 2013?

Để chuẩn bị tốt phương án tổ chức triển khai kỳ quyết toán thuế, ngay từ đầu tháng 2, Cục Thuế TP Hà Nội đã ban hành công văn chỉ đạo các phòng thuộc Văn phòng Cục Thuế và các chi cục thuế trực thuộc phải tổ chức tuyên truyền rộng rãi nội dung hướng dẫn quyết toán thuế TNCN năm 2013 bằng nhiều hình thức như: gửi thư điện tử, công văn trực tiếp hay trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tiếp đó, liên tục trong gần 1 tháng (từ 20/2 đến 15/3), Cục Thuế Hà Nội đã tổ chức gần 100 lớp tập huấn chính sách thuế mới, trong đó có nội dung quyết toán thuế cho 100.000 DN trên khắp địa bàn. Đặc biệt, Cục Thuế đã thành lập Tổ chỉ đạo tiến hành nâng cấp rất nhiều phần mềm, gói ứng ụng hỗ trợ có liên quan để hỗ trợ kịp thời cho các tổ chức, cá nhân thực hiện quyết toán thuế qua mạng.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại minh khai hai bà trưng Về cơ sở vật chất, trong tháng cao điểm (tháng 3) của kỳ quyết toán thuế 2013, ngoài việc bổ sung nhân sự và dựng thêm một nhà khung di động lớn với 18 bàn làm việc đầy đủ trang thiết bị, cơ quan thuế còn bố trí thêm 5 bàn làm việc chuyên để giải đáp vướng mắc cho DN. Tại các chi cục thuế quận, huyện, thị xã, Cục Thuế cũng đã yêu cầu tùy theo điều kiện từng địa bàn, có thể sử dụng ngay trụ sở của mình hoặc đi thuê ở các địa điểm khác với mục tiêu cao nhất là đảm bảo công tác tiếp nhận quyết toán cho người nộp thuế một cách đầy đủ, nhanh chóng. Thời gian làm việc của bộ phận tiếp nhận hồ sơ quyết toán thuế trong tháng 3 cũng đã được nới rộng thêm tất cả các ngày thứ bảy và cả ngày chủ nhật cuối tháng để phục vụ DN.

Với sự chuẩn bị chu đáo và triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện, đến thời điểm này có thể nhận định, về cơ bản công tác tiếp nhận quyết toán thuế năm 2013 đã đạt được nhiều tiến bộ vượt trội, đáng kể nhất là lần đầu tiên, số lượng hồ sơ quyết toán được nộp qua mạng Internet tăng đột biến, lên tới 66.334 hồ sơ. Với tỷ lệ chiếm 66,5% số người nộp thuế thuộc diện phải quyết toán thuế TNCN năm 2013, rõ ràng phương thức thực hiện quyết toán thuế hiện đại này đã giúp Cục Thuế giảm tải rất nhiều số lượng hồ sơ tiếp nhận trực tiếp từ người nộp thuế, đồng nghĩa cả cơ quan thuế và các tổ chức, cá nhân đều tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí, sức lực cho việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN. Cũng chính nhờ sự hưởng ứng tích cực của các tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng mạng internet để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế mà đến hết 31/3, gần 90% người nộp thuế trên địa bàn Thủ đô đã hoàn thành nghĩa vụ nộp quyết toán thuế TNCN năm 2013.

Những phàn nàn kiểu này không phải lần đầu tôi được tiếp nhận, nguyên do là một số người nộp thuế có thói quen đủng đỉnh đợi “nước đến chân mới nhảy”, dẫn đến chậm nộp hồ sơ quyết toán thuế.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại hải phòng Năm nay cũng thế, dù đã được thông báo sớm, rồi đôn đốc, nhắc nhở, thậm chí cả cảnh báo về hình thức xử phạt đối với hành vi nộp chậm, song trong suốt tháng 1 và tháng 2, bình quân mỗi ngày cơ quan thuế chỉ tiếp nhận 5 - 8 bộ hồ sơ quyết toán; thậm chí đến ngày 24/3 mới tiếp nhận được 25.000 DN hồ sơ, chiếm tỷ trọng 25% số người nộp thuế trong diện phải thực hiện nghĩa vụ, đồng nghĩa trong khoảng thời gian 6 ngày còn lại, cơ quan thuế phải tiếp nhận hồ sơ cho 75% số hồ sơ còn lại. Đã vậy, đến sáng ngày 31/3, người nộp thuế vẫn chưa đến ngay, mà phải sau 15 giờ cùng ngày mới ùn ùn kéo đến nộp quyết toán. Cuối ngày 31/3, trong bối cảnh người đến nộp quyết toán thuế xếp nhiều hàng dài từ nơi tiếp nhận hồ sơ cho đến tận cổng cơ quan (khoảng 50 mét) với ước tính cả nghìn người, trong khi gần 30 bàn tiếp nhận hồ sơ và 5 bàn làm việc được Cục Thuế bố trí thêm để hướng dẫn, giải đáp vướng mắc liên quan cho DN đã làm việc hết công suất. Theo tính toán, trường hợp cơ quan thuế có kéo dài thời gian làm việc đến 24 giờ cùng ngày, cũng không thể tiếp nhận hết hồ sơ do quá tải. Thế nên, Cục Thuế Hà Nội mới quyết định không tiếp nhận thêm hồ sơ sau 17 giờ ngày 31/3, đồng nghĩa những tổ chức, cá nhân đến muộn sẽ bị chậm nộp hồ sơ quyết toán thuế.

Tuy nhiên, với gần 90% người nộp thuế trên địa bàn Thủ đô đã hoàn tất nghĩa vụ nộp quyết toán thuế TNCN năm 2013 thì số tổ chức, cá nhân chậm nộp hồ sơ quyết toán thuế là rất ít. Trên tinh thần hợp tác và chia sẻ, Cục Thuế Hà Nội sẽ tiếp tục hỗ trợ để số nộp chậm này hoàn thành nhanh nhất nghĩa vụ với NSNN.

Phát huy những mặt tích cực, cơ quan thuế các cấp trên địa bàn Thủ đô sẽ tiếp tục đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền hỗ trợ, kết hợp nâng cao hiệu quả từng phương thức để trợ giúp các điều kiện tốt nhất cho người nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ với NSNN. Bên cạnh đó, hệ thống văn bản pháp luật thuế ngày càng được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện theo hướng xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ cũng như các chế tài xử lý vi phạm đối với người nộp thuế, sẽ có tác dụng cảnh báo, giúp các tổ chức, cá nhân nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật thuế. Ngoài ra, từ chính những tình huống bị xử phạt không đáng có, mỗi DN, hộ SXKD sẽ tự rút ra bài học kinh nghiệm để thực hiện tốt nghĩa vụ với NSNN.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hai bà trưng

Theo Thuế Nhà Nước


[Read More...]


Hơn 100 DN được trao giải Thương mại dịch vụ Việt Nam 2013



15 DN đạt danh hiệu thương mại dịch vụ (TMDV) xuất sắc; 90 DN đạt danh hiệu TMDV tiêu biểu và 15 doanh nhân đạt danh hiệu xuất sắc năm 2013. Đó là kết quả bình xét cuối cùng vừa được Báo Công thương công bố chiều 10/4.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên
Kết quả bình xét lựa chọn từ hơn 400 bộ hồ sơ của 40 địa phương, hiệp hội ngành hàng với sự tham gia của các đơn vị hoạt động trong 11 nhóm ngành hàng như dịch vụ môi trường, phân phối, kinh doanh tổng hợp, giáo dục, văn hóa-giải trí, thông tin, du lịch.

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại thủ đức
Đây là lần trao giải thưởng thứ 6, nhằm động viên, tôn vinh các đơn vị có thành tích trong hoạt động SXKD; làm tốt nghĩa vụ với Nhà nước, bảo đảm doanh thu và việc làm cho người lao động. Đặc biệt, tiêu chí bình xét lần này còn nhấn mạnh yêu cầu là DN có tham gia tích cực vào cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động và chương trình “Đưa hàng về nông thôn”.

Lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 19/4, tại Hà Nội.
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại hà đông
Theo Thuế Nhà Nước


[Read More...]


Ngành tài chính - ngân hàng Kỳ vọng kinh doanh khởi sắc trong quý II



Môi trường và thực trạng kinh doanh của ngành tài chính - ngân hàng trong những tháng đầu năm 2014 đang có những chuyển biến tích cực so với năm 2013. Đó là nhận xét chung được các tổ chức tín dụng (TCTD) đưa ra trong báo cáo điều tra của NHNN về xu hướng kinh doanh đối với các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài của Việt Nam quý II/2014.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại hà đông
Kết quả cuộc điều tra cho thấy, tình hình kinh doanh của phần đông các TCTD trong quý I/2014 đã có những chuyển biến tích cực so với cuối năm 2013. Số TCTD đánh giá tình hình kinh doanh của họ ở thời điểm hiện tại là tốt, đã tăng từ 29% trong cuộc điều tra trước lên 53% tại cuộc điều tra này; 46,5% TCTD đánh giá là bình thường. Xu hướng cải thiện tiếp tục được các TCTD kỳ vọng trong quý II/2014 và cả năm 2014. Đây là dấu hiệu hết sức lạc quan và có tính quyết định đối với chiến lược cạnh tranh của các ngân hàng.


Do đó, trong quý II/2014, gần 65% các TCTD dự kiến không tăng mức giá bình quân các sản phẩm dịch vụ so với quý I/2014. Khoảng 32% các TCTD cho rằng, họ sẽ tiếp tục giảm nhẹ giá bình quân các sản phẩm dịch vụ để thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Với chiến lược dài hơi cho cả năm 2014, khoảng 40% các TCTD dự kiến sẽ điều chỉnh giảm nhẹ mức giá cả bình quân, trong đó có đến 52,9% TCTD dự kiến giảm nhẹ lãi suất biên.

Các TCTD cũng kỳ vọng, huy động vốn từ nền kinh tế sẽ tiếp tục thuận lợi hơn trong thời gian tới, với mức tăng trưởng phổ biến dưới 10% trong quý II/2014 và 10 - 20% trong cả năm 2014. Trong đó, huy động vốn bằng VND tiếp tục được kỳ vọng tăng trưởng cao hơn so với huy động vốn bằng ngoại tệ và huy động vốn các kỳ hạn ngắn từ 6 tháng trở xuống được dự kiến tăng trưởng cao hơn các kỳ hạn dài.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nguyễn chính thanh đống đa Dự báo về tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng, 91,1% TCTD kỳ vọng tăng trưởng dương trong quý II/2014 so với quý liền trước, trong đó gần 50% TCTD dự báo tăng ở mức dưới 5%; 37,8% TCTD dự báo tăng từ 5-20%; 5,56% TCTD dự báo tăng từ 20% trở lên. Tính chung trong cả năm 2014, có 96% TCTD kỳ vọng dư nợ tín dụng của đơn vị mình sẽ tăng, trong đó có 24,4% TCTD kỳ vọng tăng từ 20% trở lên; 48,9% TCTD kỳ vọng tăng từ 10-20%; 23,3% TCTD kỳ vọng tăng dưới 10%; chỉ có 8,9% TCTD dự báo dư nợ tín dụng của đơn vị mình không đổi hoặc giảm trong năm 2014.

Nhờ cạnh năng lực tài chính nội tại được tăng cường, hầu hết các TCTD cho biết, không có ý định cắt giảm lao động trong các quý tiếp theo của năm 2014. Thậm chí, trong các quý tới, hơn 1/3 số TCTD sẽ có nhu cầu tuyển thêm lao động để phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Rõ ràng, tình hình kinh doanh nói chung của các ngân hàng đang được cải thiện. Và dù các TCTD không kỳ vọng nhiều vào sự tăng trưởng đột phá trong năm 2014, nhưng mong đợi về tình hình kinh doanh hiện tại và tương lai đã thực sự khởi sắc.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hải phòng Theo Thuế Nhà Nước


[Read More...]


Triển khai VNACCS/VCIS tại Bắc Ninh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Khánh Hoà



Cập nhật tình hình triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS tại Bắc Ninh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Khánh Hoà cho thấy, các đơn vị đang dồn tổng lực vào triển khai Hệ thống một cách hiệu quả nhất, khắc phục tối đa những sự cố.

Hải quan Biên Hòa hỗ trợ DN trong ngày đầu triển khai VNACCS/VCIS.

Ông Đinh Mạnh Hùng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Bắc Ninh (Cục Hải quan Bắc Ninh) cho biết, đến ngày 23-4, Hệ thống VNACCS tại Chi cục đã tiếp nhận, xử lý thông quan cho 3.960 tờ khai.

Ông Đinh Mạnh Hùng cho biết, việc vận hành Hệ thống VNACCS/VCIS tại đơn vị cơ bản đi vào ổn định. Thời gian đầu triển khai nhiều DN bỡ ngỡ về các tiêu chí trên tờ khai trong quá trình khai báo, khai sai mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến. Về phía Chi cục cũng gặp vướng mắc trong tra cứu nợ thuế của DN trên Hệ thống CNTT vệ tinh KT559.

Sau khi vận hành chính thức VNACCS/VCIS tại Đội nghiệp vụ- Chi cục Hải quan Bắc Ninh (từ ngày 7-4), Hải quan Bắc Ninh tiếp tục triển khai tại hai Đội Thủ tục: Đội Thủ tục Hải quan quản lý các Khu Công nghiệp Yên Phong và Đội Thủ tục Hải quan quản lý Khu công nghiệp Quế Võ vào ngày 21-4 vừa qua.

Đến ngày 25-4, Hải quan Bắc Ninh tiếp tục triển khai VNACCS tại 2 Chi cục: Hải quan Thái Nguyên và Chi cục Hải quan Quản lý các Khu Công nghiệp Bắc Giang. Ngày 9-5, triển khai tại Chi cục Hải quan ICD Tiên Sơn.

Tính đến hôm nay 22-4-2014, Cục Hải quan Đà Nẵng đã đi vào vận hành thành công Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS cho tất cả 5/5 Chi cục trực thuộc, bước đầu thu được những kết quả khả quan.

Hệ thống VNACCS chính thức vận hành đầu tiên tại Chi cục Hải quan CK Cảng Đà Nẵng vào lúc 0h00 ngày 18-4-2014 và các Chi cục còn lại bao gồm: Chi cục Hải quan Quản lý hàng đầu tư gia công; Chi cục Hải quan KCN Hòa Khánh – Liên Chiểu; Chi cục Hải quan Sân bay quốc tế Đà Nẵng; Chi cục Hải quan KCN Đà Nẵng vào lúc 00h00 ngày 21-4-2014.

Trong ngày đầu tiên triển khai tại Chi cục Hải quan CK Cảng Đà Nẵng, đã có 21 tờ khai được xử lý trong đó có 14 tờ khai luồng xanh và 7 tờ khai luồng vàng, không có tờ khai luồng đỏ, kim ngạch đạt gần 42 tỷ.

Tuy số lượng tờ khai trong ngày đầu tiên triển khai hệ thống VNACCS giảm mạnh so với các ngày thông thường nhưng tất cả các tờ khai đều được xử lý và thực hiện thủ tục thông suốt, chưa phát sinh vướng mắc đáng kể. Mặc dù trong thời gian triển khai, ngoài lực lượng hỗ trợ do Tổng cục Hải quan bố trí, Cục Hải quan Đà Nẵng đã bố trí thêm các nhóm hỗ trợ có mặt thường xuyên tại Chi cục để hỗ trợ doanh nghiệp và CBCC Hải quan cũng như phối hợp với các công ty cung cấp phần mềm (Thái Sơn, Softech, FPT) trực tiếp trợ giúp cho người khai hải quan. Tuy nhiên, nhìn chung tâm lý của doanh nghiệp vẫn còn dè chừng, e ngại vướng mắc nên số lượng tờ khai tại hầu hết tất cả các Chi cục trong toàn Cục đều giảm so với các ngày thông thường.

Cục Hải quan Đà Nẵng là một trong 5 Cục Hải quan đầu tiên hoàn thiện việc triển khai Hệ thống thông quan tự động VNACCS cho tất cả các Chi cục Hải quan trực thuộc. Tính đến cuối ngày 21-4-2014, ngày đầu tiên toàn Cục tham gia vận hành chính thức hệ thống VNACCS, tổng số tờ khai trong toàn Cục đạt 114 tờ, trong đó có 49 tờ khai luồng xanh, 45 tờ khai luồng vàng và 20 tờ khai luồng đỏ. Thời gian xử lý tờ khai sau khi tiếp nhận trên hệ thống VNACCS rất nhanh, doanh nghiệp sẽ có phản hồi về kết quả phân luồng ngay sau khi gửi bản khai đến cơ quan Hải quan. Việc triển khai hệ thống VNACCS trong thời gian đến sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động XNK trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Tuy không phải là địa phương đầu tiên trong cả nước chính thức triển khai vận hành hệ thống thông quan tự động VNACCS nhưng buổi lễ ra quân của Cục Hải quan Đà Nẵng tại Chi cục Hải quan CK Cảng Đà Nẵng đã nhận được nhiều sự quan tâm của các tổ chức cá nhân tham gia hoạt động XNK trong và ngoài địa bàn thành phố.


Ngày 23-4, Cục Hải quan Đồng Nai đã đồng loạt chính thức triển khai Hệ thống thông quan tự động tập trung và Cơ chế một cửa quốc gia (VNACCS/VCIS) tại 6 Chi cục Hải quan: Long Thành, Nhơn Trạch, Long Bình Tân, Thống Nhất, KCX Long Bình và Bình Thuận.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng Tính đến Ngày 22-4, tại Chi cục Hải quan Biên Hòa – Cục Hải quan Đồng Nai, sau một tuần triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS tại Chi cục Hải quan Biên Hòa, hệ thống đã vận hành tương đối ổn định, số tờ khai thong quan qua hệ thống ngày một tăng, có ngày có trên 500 tờ khai hải quan được thông quan VNACCS/VCIS.

Các doanh nghiệp làm thủ tục tại đơn vị rất tích cực tham gia vào Hệ thống VNACCS/VCIS, thể hiện qua số lượng tờ khai tăng lên liên tục qua từng ngày. Cụ thể, trong ngày đầu tiên triển khai Hệ thống, đơn vị xử lý 78 tờ khai, nhưng trong ngày thứ 2, số tờ khai tăng gần gấp 3 lần, đạt 233 tờ khai. Đến ngày 21-4, số tờ khai được xử lý tại chi cục đã lên tới 537 tờ, tăng 588% so với ngày đầu triển khai. Như vậy, sau 1 tuần triển khai (từ ngày 14 đến ngày 21-4) đã có gần 2.000 tờ khai được thông quan.

Ông Nguyễn Hoài Nam, cán bộ Trung tâm Dữ liệu và Công nghệ thông tin – Cục Hải quan Đồng Nai cho biết, trong những ngày đầu triển khai, đơn vị gặp một số khó khăn, chủ yếu là phía doanh nghiệp chưa thao tác đúng trong việc khai báo tờ khai trên hệ thống. Một số lỗi liên quan về thuế và giám sát quản lý đã được Tổng cục Hải quan hỗ trợ giải quyết ngay trong ngày để doanh nghiệp lấy hàng.

Đến ngày 21-4, tình hình mở tờ khai của doanh nghiệp tại tại Chi cục Hải quan Biên Hòa đã tương đối ổn định, ít phát sinh vướng mắc. Những vướng mắc phát sinh chủ yếu là doanh nghiệp làm mất chữ ký số và một số doanh nghiệp khai sai những tiêu chí liên quan đến địa điểm nhập xuất hàng. Tất cả những vướng mắc này đã được đơn vị trả lời và tháo gỡ cho doanh nghiệp theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.

Theo nhận định của Chi cục Hải quan Biên Hòa, với đà này, số lượng doanh nghiệp tham gia và số tờ khai hải quan được thong quan qua Hệ thống VNACCS/VCIS sẽ tiếp tục ổn định và tăng cao trong thời gian tới.

Theo kế hoạch, Cục Hải quan Khánh Hòa sẽ triển khai vận hành chính thức Hệ thống thông quan tự động và cơ chế một cửa quốc gia VNACCS/VCIS vào ngày 4-6-2014 và hệ thống thông quan điện tử hiện hành V4 sẽ dừng hoạt động.

Thời gian qua, đã có khoảng 100 doanh nghiệp XNK trên địa bàn tham gia chạy thử hệ thống VNACCS/VCIS.

Để đảm bảo tiến độ hoàn thành triển khai Hệ thống theo kế hoạch, không làm ảnh hưởng, gián đoạn hoạt động quản lý hải quan cũng như hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn, Cục Hải quan Khánh Hòa đang gấp rút thực hiện các bước chuẩn bị.

Hiện nay, Cục đã hoàn thành chuyển đổi dữ liệu và vận hành hệ thống giá tính thuế tập trung, công tác triển khai chuyển đổi dữ liệu kế toán thuế xuất nhập khẩu từ chương trình kế toán thuế phân tán sang chương trình kế toán thuế tập trung sẽ hoàn thành trước ngày 1-6-2014. Đồng thời tiến hành kiểm tra số liệu và chuyển đổi dữ liệu để tạm dừng thủ tục trên chương trình E-customs 4.0 từ ngày 3-6-2014 và thực hiện quản lý các hoạt động nghiệp trên chương trình E-customs 5 từ ngày 4-6-2014; Rà soát các địa điểm lưu giữ hàng hóa, khảo sát, đánh giá kết nối các địa điểm giám sát đảm bảo kiểm tra và xử lý các tờ khai đưa hàng hóa vào khu vực giám sát theo quy định.
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại long biên Bên cạnh đó, Cục Hải quan Khánh Hòa đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn hướng dẫn cho CBCC và doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn các quy định về thủ tục hải quan điện tử. Ngày 17-4-2014, Cục đã tổ chức tập huấn cho toàn thể CBCC nội dung Thông tư 22/TT-BTC ngày 14-2-2014 của Bộ Tài chính, Quyết định số 988/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan về Quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại, Thông tư 13/2014/TT-BTC quy định về quản lý hàng gia công với thương nhân nước ngoài và các văn bản pháp luật mới ban hành có liên quan.

Ngày 28-4 tới đây, Cục Hải quan Khánh Hòa sẽ tổ chức tập huấn cho các doanh nghiệp XNK, đồng thời tổ chức Hội nghị đối thoại doanh nghiệp nhằm trao đổi, tiếp thu, giải quyết các vướng mắc, khó khăn về các vấn đề liên quan đến thủ tục hải quan nói chung và quá trình chuẩn bị triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS nói riêng.

Ngày 29-4, đơn vị sẽ mở lớp đào tạo bổ sung dành cho nhân viên khai báo hải quan của các doanh nghiệp chưa tham gia đào tạo hoặc đã tham gia đào tạo các lớp đào tạo tổng quan, chi tiết, hướng dẫn thực hành trên hệ thống VNACCS/VCIS nhưng cần bổ sung kiến thức và phối hợp với Trường Hải quan Việt Nam tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận vào ngày 22-5-2014 cho các học viên đã tham gia.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại thủ đức Theo Báo Hải Quan


[Read More...]


VNACCS/VCIS - Biểu tượng sinh động trong hợp tác Tài chính Việt Nam - Nhật Bản



Ngành Hải quan, công tác hải quan có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế trong nước và hội nhập quốc tế, liên quan mật thiết đến lợi ích người dân, doanh nghiệp.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng (thứ 4 từ trái sang) đến thăm Trung tâm vận hành hệ thống công nghệ thông tin tập trung tại cơ quan Tổng cục Hải quan (ngày 6-2-2014. Ảnh: QUANG HÙNG


Sứ mệnh quan trọng đó đòi hỏi Hải quan Việt Nam phải luôn là lực lượng tiên phong và nỗ lực không ngừng trong công tác cải cách, hiện đại hóa theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế để thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại quốc tế; đảm bảo an ninh chính trị, kinh tế, trật tự an toàn xã hội và thực hiện nhiệm vụ quản lý thu thuế XNK.

Sự kiện Hải quan Việt Nam hoàn thành việc xây dựng và đưa vào vận hành chính thức Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS trên nền tảng công nghệ hiện đại của Nhật Bản là bước đi quan trọng trong tiến trình cải cách, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. VNACCS/VCIS được xây dựng với những điều chỉnh hợp lý sẽ đáp ứng yêu cầu quản lý và đẩy nhanh quá trình cải cách hiện đại hoá hải quan theo các chuẩn mực quốc tế tiên tiến; giúp Hải quan Việt Nam sớm hiện thực hóa các mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2011- 2020; đáp ứng cam kết của Chính phủ Việt Nam về thực hiện Cơ chế hải quan một cửa quốc gia và tham gia Cơ chế một cửa ASEAN.

Trên phương diện quốc gia, việc triển khai thành công Hệ thống sẽ trực tiếp nâng cao hiệu quả thông quan hàng hoá XNK góp phần tạo thuận lợi cho thương mại, nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Trên bình diện khu vực và quốc tế, các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình thủ tục, khung khổ pháp lý liên quan đến VNACCS/VCIS là sự đóng góp quan trọng của Việt Nam vào các hoạt động của ASEAN trong khuôn khổ triển khai Cơ chế một cửa ASEAN cũng như triển khai các cam kết về đảm bảo an ninh và tạo thuận lợi trong khuôn khổ WTO, APEC và các cam kết đa phương khác về hải quan.

Trong lĩnh vực hợp tác song phương giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Tài chính Nhật Bản thời gian qua có sự phát triển mạnh mẽ và có hiệu quả trong các lĩnh vực hải quan, chứng khoán và trao đổi kinh nghiệm tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước… Hợp tác trong lĩnh vực hải quan về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và viện trợ các trang thiết bị kỹ thuật giữa hai cơ quan Hải quan thực sự quý báu. Đặc biệt, việc triển khai thực VNACCS/VCIS là một biểu hiện sinh động cho sự hợp tác hết sức tốt đẹp giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Tài chính Nhật Bản.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại hà đông Nhân dịp này, thay mặt tập thể Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Tài chính, tôi biểu dương và ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực của đội ngũ CBCC Hải quan Việt Nam và đội ngũ chuyên gia Nhật Bản đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình xây dựng để triển khai VNACCS/VCIS đúng kế hoạch, đảm bảo chất lượng.

Việc triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS đúng kế hoạch là một kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, để Hệ thống vận hành thông suốt, phát huy hiệu quả trong thực tiễn, góp phần quan trọng trong việc tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, đảm bảo hiệu quả công tác quản lý nhà nước về Hải quan, đề nghị Hải quan Việt Nam cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan và các chuyên gia Nhật Bản trong việc hoàn thiện Hệ thống, đồng thời tiếp tục triển khai các nội dung công việc liên quan đến thực hiện Cơ chế hải quan một cửa quốc gia, tiến tới kết nối Cơ chế một cửa ASEAN theo đúng lộ trình, kế hoạch.

Lãnh đạo Bộ Tài chính, cá nhân Bộ trưởng sẽ tiếp tục dành sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao và tạo các điều kiện thuận lợi để Hải quan Việt Nam hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ được giao, trong đó có công tác cải cách, hiện đại hóa, góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chung của ngành Tài chính.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hải phòng Theo Báo Hải Quan


[Read More...]


Không điều chuyển ô tô chuyên dùng nếu không có định mức sử dụng



Ngày 24-4, Cục Quản lý công sản- Bộ Tài chính cho biết, Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị khẩn trương rà soát, xây dựng định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng cho các đơn vị trực thuộc.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng
Ô tô chuyên dùng là xe gắn kèm trang thiết bị chuyên dùng hoặc có cấu tạo đặc biệt theo yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ...


Trong đó, Bộ Tài chính nhấn mạnh, việc tuân thủ tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản trong quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước là một trong những nguyên tắc quan trọng.

Tuy nhiên, qua quá trình xem xét, xử lý các trường hợp đề nghị điều chuyển xe ô tô chuyên dùng của một số dự án thuộc Trung ương quản lý cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý, sử dụng, các đơn vị báo cáo nhiều địa phương chưa có quy định định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng.

Trong khi đó, tại điểm a khoản 1 Điều 17 Thông tư số 198/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, xử lý tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước đã nêu rõ: Việc xử lý theo hình thức điều chuyển chỉ áp dụng cho các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị - xã hội có nhu cầu sử dụng tài sản mà còn thiếu so với tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại thanh xuân Vì vậy, Bộ Tài chính không có cơ sở để xem xét, quyết định việc điều chuyển tài sản.

Để đảm bảo việc quản lý, xử lý tài sản nhà nước theo đúng quy định, tiết kiệm, hiệu quả, Bộ Tài chính đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương rà soát, xây dựng định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng cho các đơn vị trực thuộc theo đúng quy định tại Quyết định số 61/2010/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý sử dụng phương tiện đi lại trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty Nhà nước trước ngày 30-6-2014. Bộ Tài chính không xem xét việc điều chuyển xe ô tô chuyên dùng cho các đơn vị không có định mức theo quy định.


Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước năm 2008 quy định: “Tài sản nhà nước phải được đầu tư, trang bị và sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, đảm bảo công bằng, hiệu quả, tiết kiệm”.

Khoản 6 Điều 1 Quyết định số 61/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định: “Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở Trung ương quyết định chủng loại, số lượng xe chuyên dùng trang bị cho các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủng loại, số lượng xe chuyên dùng trang bị cho các cơ quan, đơn vị thuộc địa phương quản lý sau khi có ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp”.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại long biên
Theo Báo Hải Quan
[Read More...]


Loại bỏ những bất cập về phí



Từ việc lạm thu phí hay "dựa hơi" phí, lệ phí để tăng gánh nặng lên vai người dân cho đến cơ chế quản lý, sử dụng phí, lệ phí hết sức chồng chéo. Vì thế dự kiến, khi đăng ký chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2015, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ để trình Quốc hội dự án Luật Phí và lệ phí, nhằm khắc phục những bất cập hiện hành.
Quy về một mối

Theo Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) Ngô Hữu Lợi, trước khi có Pháp lệnh Phí, lệ phí, đã có khá nhiều khoản thu được gọi là phí, lệ phí cho nên cần được rà soát, quy định cụ thể về danh mục. Từ khi Pháp lệnh Phí, lệ phí có hiệu lực thi hành (năm 2002) đến năm 2007, Bộ Tài chính đã phối hợp các bộ, ngành và địa phương rà soát, bãi bỏ hơn 340 khoản phí, lệ phí ban hành không đúng quy định. Theo Bộ Tài chính, hiện nay có 280 khoản phí, lệ phí đã có văn bản hướng dẫn thực hiện, còn lại 21 khoản phí, lệ phí tuy có trong

danh mục nhưng chưa ban hành văn bản thu (chưa thu). Trong 280 khoản, HĐND cấp tỉnh có thẩm quyền ban hành 25 khoản phí và 16 khoản lệ phí. Pháp lệnh Phí, lệ phí đã quy định danh mục chung về các nhóm phí, lệ phí, gồm 73 nhóm phí và 43 nhóm lệ phí. Nghị định số 24/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí, lệ phí, quy định rõ 171 khoản phí, 130 khoản lệ phí và cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với từng khoản phí, lệ phí cụ thể. Tuy nhiên, ông Ngô Hữu Lợi khẳng định: "Không phải ai cũng phải chịu tất cả những khoản phí và lệ phí đó, có những khoản phí người dân và doanh nghiệp chỉ phải đóng một lần trong đời!".

Pháp lệnh quy định, chỉ có Chính phủ mới có thẩm quyền quy định danh mục chi tiết các loại phí, lệ phí. Các bộ, ngành, địa phương không thể tự đặt ra các khoản phí và lệ phí. Đồng thời, Pháp lệnh cũng quy định rõ thẩm quyền của Chính phủ, Bộ Tài chính và HĐND cấp tỉnh trong việc quy định mức thu; nguyên tắc xác định mức thu phí, lệ phí cũng được xác định rõ trong pháp lệnh và Nghị định của Chính phủ cho nên các ban, ngành chức năng không thể vì muốn tăng thu mà nâng mức thu phí, lệ phí.

Bộ Tài chính nhận định, qua 12 năm thực hiện Pháp lệnh đã nảy sinh nhiều tồn tại, hạn chế. Bộ Tài chính đề nghị cần bổ sung vào Danh mục phí, lệ phí một số loại phí, lệ phí đang được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác nhằm quy về một mối, bảo đảm tính thống nhất theo quy định của pháp luật phí và lệ phí (như phí công chứng, phí nhượng quyền khai thác hàng không được quy định ở các Luật chuyên ngành...).

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức Đồng thời, rà soát các khoản phí, lệ phí để sửa đổi, bổ sung theo hướng: Đối với các lĩnh vực hoạt động không thực hiện xã hội hóa, do Nhà nước thực hiện (như phí thuộc các lĩnh vực thông tin, viễn thông, lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, lĩnh vực KHCN và môi trường...) thì tiếp tục giữ trong Danh mục phí, lệ phí như quy định hiện hành. Đối với một số dịch vụ không do Nhà nước đầu tư và các tổ chức, cá nhân có khả năng đảm nhận thực hiện hoạt động dịch vụ, thì xem xét để quy định theo hướng chuyển sang áp dụng cơ chế giá dịch vụ. Ngoài ra, xem xét việc bãi bỏ một số khoản phí mà trong thực tế theo các quy định khác là giá hoặc quy định không thu: Phí kiểm định nhà nước về chất lượng hàng hóa; Phí thử nghiệm chất lượng sản phẩm, vật tư, nguyên vật liệu; Phí kiểm định phương tiện đo lường; Phí xây dựng.

Nộp toàn bộ các khoản thu phí về ngân sách Nhà nước

Dựa trên số liệu do Bộ Tài chính cung cấp, tại phiên giải trình liên quan đến vấn đề này của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua, đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) cho rằng, thu ngân sách về phí, lệ phí trong 3 năm gần đây liên tục giảm và theo ông: "Sẽ là rất tốt nếu do giảm các khoản thu nộp đối với người dân, nhưng trên thực tế người dân và doanh nghiệp theo thời gian phải nộp thêm khoản phí, lệ phí mới". Có đại biểu đề nghị bãi bỏ một số khoản thu như thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy, bởi số thu được không đủ bù đắp chi phí thu.

Báo cáo gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội của nhiều bộ, ngành cũng cho thấy cơ chế quản lý, sử dụng tiền phí thu được hiện còn nhiều bất cập. Đơn cử, chỉ tính riêng trong lĩnh vực y tế, cơ chế sử dụng cũng chưa thống nhất. Tỷ lệ nộp ngân sách và tỷ lệ được để lại sử dụng mỗi nơi mỗi kiểu. Hiện một số lĩnh vực đang áp dụng 10% nộp NSNN và 90% được để lại sử dụng. Một số lĩnh vực khác như phí, lệ phí thẩm định kinh doanh thương mại có điều kiện trong lĩnh vực y dược, tỷ lệ này là 20% - 80%. Còn đối với lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm trong khi có rất nhiều chi phí phát sinh để thực hiện nhiệm vụ thu đối với lĩnh vực này thì tỷ lệ nộp vào NSNN là 100%...

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại hà đông Theo quy định tại Điều 17, Khoản 1, Tiết b Pháp lệnh Phí, lệ phí: “Trường hợp tổ chức thu không được NSNN bảo đảm kinh phí cho hoạt động thu phí thì tổ chức thu được để lại một phần trong số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho việc thu phí, phần còn lại phải nộp NSNN”. Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, Chính phủ đã ban hành các Nghị định trong đó quy định nguồn thu từ phí được để lại theo quy định được xác định là nguồn thu sự nghiệp hoặc kinh phí quản lý hành chính của cơ quan, đơn vị thực hiện chế độ tự chủ. Từ thực tế nêu trên, nhiều ý kiến cho rằng nguồn thu từ phí được để lại không chỉ để trang trải cho hoạt động thu phí, mà còn là nguồn thu chung để trang trải hoạt động của cơ quan, đơn vị hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính.

Bộ Tài chính đề xuất nộp toàn bộ vào NSNN các khoản phí thu được từ hoạt động dịch vụ do cơ quan Nhà nước thực hiện, trường hợp cơ quan Nhà nước được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ. Các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp Nhà nước thực hiện thì nộp một phần vào NSNN theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, các khoản phí không do Nhà nước đầu tư hoặc đầu tư, nhưng đã chuyển giao cho tổ chức, cá nhân thực hiện theo nguyên tắc hạch toán, tự chủ tài chính là phí không thuộc NSNN hoặc chuyển sang cơ chế giá dịch vụ.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hà đông Theo Báo Hải Quan


[Read More...]


Không điều chuyển ô tô chuyên dùng nếu không có định mức sử dụng



Ngày 24-4, Cục Quản lý công sản- Bộ Tài chính cho biết, Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị khẩn trương rà soát, xây dựng định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng cho các đơn vị trực thuộc.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại minh khai hai bà trưng
Ô tô chuyên dùng là xe gắn kèm trang thiết bị chuyên dùng hoặc có cấu tạo đặc biệt theo yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ... Ảnh: Internet.


Trong đó, Bộ Tài chính nhấn mạnh, việc tuân thủ tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản trong quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước là một trong những nguyên tắc quan trọng.

Tuy nhiên, qua quá trình xem xét, xử lý các trường hợp đề nghị điều chuyển xe ô tô chuyên dùng của một số dự án thuộc Trung ương quản lý cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý, sử dụng, các đơn vị báo cáo nhiều địa phương chưa có quy định định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng.

Trong khi đó, tại điểm a khoản 1 Điều 17 Thông tư số 198/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, xử lý tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước đã nêu rõ: Việc xử lý theo hình thức điều chuyển chỉ áp dụng cho các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị - xã hội có nhu cầu sử dụng tài sản mà còn thiếu so với tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại thanh xuân Vì vậy, Bộ Tài chính không có cơ sở để xem xét, quyết định việc điều chuyển tài sản.

Để đảm bảo việc quản lý, xử lý tài sản nhà nước theo đúng quy định, tiết kiệm, hiệu quả, Bộ Tài chính đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương rà soát, xây dựng định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng cho các đơn vị trực thuộc theo đúng quy định tại Quyết định số 61/2010/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý sử dụng phương tiện đi lại trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty Nhà nước trước ngày 30-6-2014. Bộ Tài chính không xem xét việc điều chuyển xe ô tô chuyên dùng cho các đơn vị không có định mức theo quy định.

Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước năm 2008 quy định: “Tài sản nhà nước phải được đầu tư, trang bị và sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, đảm bảo công bằng, hiệu quả, tiết kiệm”.

Khoản 6 Điều 1 Quyết định số 61/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định: “Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở Trung ương quyết định chủng loại, số lượng xe chuyên dùng trang bị cho các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủng loại, số lượng xe chuyên dùng trang bị cho các cơ quan, đơn vị thuộc địa phương quản lý sau khi có ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp”.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hà đông
Theo Báo Hải Quan
[Read More...]


Thực hiện kiểm soát chi trên 180 nghìn tỷ đồng trong 4 tháng



Theo báo cáo, trong 4 tháng đầu năm 2014, hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã thực hiện kiểm soát chi ước đạt 180.289 tỷ đồng chi thường xuyên của ngân sách nhà nước (NSNN). Thông qua công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước (NSNN) đã phát hiện 10.224 khoản chi chưa đủ thủ tục theo quy định, đã yêu cầu bổ sung các thủ tục cần thiết và số tiền thực từ chối thanh toán là 22,5 tỷ đồng.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng Riêng trong tháng 4/2014, hệ thống KBNN đã thực hiện kiểm soát ước đạt 55.000 tỷ đồng chi thường xuyên của NSNN qua KBNN. Thông qua công tác kiểm soát chi NSNN, các đơn vị KBNN đã phát hiện ước khoảng 3.200 khoản chi chưa đủ thủ tục theo quy định, đã yêu cầu bổ sung các thủ tục cần thiết và số tiền thực từ chối thanh toán là 5 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, tính đến ngày 30/4/2014 chi đầu tư thuộc kế hoạch năm 2014 giải ngân qua hệ thống KBNN ước khoảng 65.702,2 tỷ đồng, trong đó vốn xây dựng cơ bản giải ngân là 39.150,3 tỷ đồng; vốn trái phiếu Chính phủ giải ngân là 18.645,4 tỷ đồng; nguồn vốn khác giải ngân là 7.906,5 tỷ đồng.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại hà đông Thông qua kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, hệ thống KBNN đã từ chối ước khoảng 45 tỷ đồng, số tiền từ chối này là do chủ đầu tư đề nghị thanh toán cao hơn giá trúng thầu, sau số học hoặc do không có trong hợp đồng, dự toán.

Tính đến ngày 23/4/2014, KBNN huy động trái phiếu Chính phủ đạt tổng số 97.781,3 tỷ đồng, đạt 46,5% so với kế hoạch. Riêng tháng 4/2014 huy động trái phiếu Chính phủ ước đạt 8.487,2 tỷ đồng.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại thủ đức Theo TCTC


[Read More...]


Vai trò của thị trường vốn trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế là rất quan trọng



Đó là khẳng định của Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ tại hội thảo “Vai trò của thị trường vốn trong tái cấu trúc nền kinh tế”, do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tổ chức sáng nay (18/4), tại Quy Nhơn, Bình Định.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa
Vai trò của thị trường vốn trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế là một phần quan trọng không thể tách rời.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020, trong đó, vai trò của thị trường vốn trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế thông qua quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính là một phần quan trọng không thể tách rời.

“Việc tổ chức hội thảo sẽ mang lại cơ hội trao đổi những kinh nghiệm thực tế và những giải pháp thiết thực từ các bên tham gia. Điều này sẽ giúp các cơ quan quản lý và các nhà hoạch định chính sách có được góc nhìn đa chiều để đưa ra đường lối chính sách đúng đắn nhất cho sự phát triển kinh tế Việt Nam, đồng thời cũng giúp các thành viên thị trường vốn đưa ra quyết định chính xác hơn liên quan đến hoạt động của mình”, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ cho biết.

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hải phòng Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung xoay quanh các vấn đề tổng quan về vai trò của thị trường vốn trong nền kinh tế; tái cấu trúc công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ trong quá trình tái cấu trúc thị trường tài chính; tái cấu trúc ngân hàng thương mại và vai trò của ngân hàng thương mại trong quá trình xây dựng thị trường vốn hiện đại; các vấn đề liên quan đến cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Trong khi đó, phần tọa đàm trong khuôn khổ hội thảo, các giải pháp tăng cường công tác quản lý, giám sát nhằm phát triển thị trường tài chính lành mạnh, an toàn; vai trò của thị trường chứng khoán trong việc nâng cao năng lực quản trị công ty và tính minh bạch trong nền kinh tế; các giải pháp cần thực hiện để huy động nguồn lực nước ngoài (FII) và các nguồn nội lực trong nền kinh tế thông qua thị trường chứng khoán cũng đã thu hút được sự quan tâm và thảo luận sôi nổi từ các cơ quan quản lý, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài và các doanh nghiệp…
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại long biên Theo TCTC


[Read More...]


Phí, lệ phí thu không trùng, không tùy tiện



Lãnh đạo Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính) khẳng định, không có chuyện phát sinh thêm loại phí mới “hành” người dân. Đồng thời, chuyện thu phí, lệ phí đảm bảo nguyên tắc không trùng, không tùy tiện.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nguyễn chính thanh đống đa Thu phí, lệ phí đảm bảo nguyên tắc không trùng, không tùy tiện.


Sáng 11/4, Bộ Tài chính đã tổ chức họp báo làm rõ thêm một số thông tin liên quan tới Pháp lệnh Phí và Lệ phí, cũng như câu chuyện thu “phí trùng phí” tại nhiều bộ, ngành, địa phương hiện nay.

Phí “làng”, lệ làng… không phải là phí

Theo Bộ Tài chính, danh mục các loại phí, lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh Phí và Lệ phí năm 2002 gồm 301 khoản phí và lệ phí. Nhưng trong thực tế chỉ có 280 khoản phí, lệ phí được thực hiện, còn 21 khoản vẫn trong diện chưa thu do chưa phát sinh trong thực tế.

Ngoài 20 khoản phí Chính phủ đã phân cấp thực hiện cho HĐND cấp tỉnh, Chính phủ còn phân cấp thêm cho địa phương quyết định mức thu và quản lý, sử dụng đối với các khoản phí khác, như: phí thủy lợi, học phí, viện phí, phí bảo vệ môi trường… Đây cũng chính là nguyên do phát sinh những tiêu cực trong thu phí tại các địa phương hiện nay.

Bộ Tài chính cũng thừa nhận, trong quá trình thực hiện Pháp lệnh có ý kiến phản ánh về tình trạng chậm bãi bỏ các khoản phí, lệ phí không đúng quy định, hoặc ban hành không đúng danh mục tại một số địa phương.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính) lại cho rằng, nếu nói theo lối dân gian thì “vừa gà vừa chó bó lại cho tròn” nhiều người sẽ tá hỏa vì sao mà lắm loại phí thế, song thực tế không phải thế. Tùy từng hành vi sẽ chịu sự điều chỉnh của từng loại phí, lệ phí khác nhau.

“Đố ai tìm được một doanh nghiệp nào chịu tất tần tật các loại phí, lệ phí. Không có đâu! Anh không vào bến cảng thì làm sao phải chịu phí bốc dỡ ở cảng, phí truyền tải container… Còn những loại phí ở làng, xã… là phí tự nguyện không phải là phí chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Chúng tôi khẳng định trong quá trình thực hiện thu phí, lệ phí theo Pháp lệnh không phát sinh loại phí mới, cũng không thu tùy tiện, thu trùng”- ông Nghĩa cam đoan.

Với những trường hợp bộ, ngành, địa phương đề xuất “đẻ” thêm nhiều loại phí, lệ phí, ông Nghĩa cho hay, nhu cầu, ý tưởng bao giờ cũng rất phong phú, nhưng phí ban hành bắt buộc phải có trong danh mục nhóm của Pháp lệnh và chi tiết theo Nghị định của Chính phủ. Để ra được một loại phí mới đòi hỏi phải phê duyệt ở cấp cao pháp lý cao hơn và phải có đánh giá tác động các loại phí này tới xã hội.

“Dù bộ, ngành hay địa phương nào đó có đề xuất thêm loại phí thì cũng không có cơ sở pháp lý nào để ban hành”- ông Nguyễn Trọng Nghĩa nói thêm.

Để việc quản lý thu phí, lệ phí được chặt chẽ hơn, tới đây Pháp lệnh Phí và Lệ phí sẽ được nâng lên thành Luật Phí và Lệ phí.

Phí, lệ phí thu không trùng, không tùy tiện

Trên thực tế, chưa bao giờ người dân phải nộp và có lẽ sẽ còn phải nộp nhiều loại phí và lệ phí với mức thu cao như hiện nay. Ngành chức năng cứ đưa ra mức thu và người dân chỉ biết nộp mà không có sự lựa chọn nào khác bởi hầu hết các khoản phí, lệ phí đều đánh vào tiêu dùng thiết yếu và cũng không biết kêu ai. Dù lãnh đạo Bộ Tài chính khẳng định, không có chuyện thu phí trùng phí gây khó cho người dân, doanh nghiệp, song những câu chuyện cụ thể đang diễn ra trong thực tế lại đặt ra nhiều dấu hỏi.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại bắc ninh Đơn cử, chuyện thu phí bảo trì đường bộ đã được áp dụng từ 1/1/2013, nhưng dư luận vẫn không ngớt đặt nghi vấn, cơ quan chức năng đã cố tình “đẻ” thêm ra loại phí, cố tình thu "phí chồng phí" để người dân “gánh” đủ. Sự chồng chéo nằm ngay trong quy định của pháp luật, khi theo Nghị định 18 của Chính phủ, ngoài dự án BOT phải thu phí, những tuyến đường xây dựng theo ngân sách thì không thu phí. Nhưng thực tế có nhiều tuyến đường cao tốc xây dựng bằng vốn ngân sách, vốn ODA vẫn thu phí, như cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên không thu phí, nhưng cao tốc Hà Nội – Lào Cai lại thu phí….

“Ở đây không hề có chuyện thu phí trùng phí”- ông Lợi quả quyết và giải thích về dòng phí vẫn là phí sử dụng đường bộ, chỉ thay đổi cách thu. Trước kia danh mục Pháp lệnh quy định đây là phí sử dụng đường bộ, thế nhưng khi có Nghị định 18 của Chính phủ lại quy định cách thu theo đầu phương tiện để dùng số tiền này làm nguồn cho Quỹ Bảo trì đường bộ.

Trước đây, các dự án được đầu tư bằng ngân sách Nhà nước phí sẽ được thu qua trạm, tiền thu được dùng để bảo trì đường bộ. Đối với đường, trạm được đầu tư theo hình thức BOT thì vẫn thu qua trạm BOT, nhưng tiền này để dùng hoàn vốn đầu tư.

“Một số dự án đầu tư ngân sách nhưng là tiền đi vay ODA thì khi lập dự án cũng phải đưa ra phương án hoàn vốn để trả vốn vay. Ở đây Nhà nước đóng vai trò chủ đầu tư đứng ra vay nên phải thu phí để hoàn vốn trả nợ. Nếu đứng ra vay mà không có phương án hoàn vốn thì chẳng ai cho vay cả”- ông Lợi cắt nghĩa.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại bắc ninh Theo TCTC
[Read More...]


TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page