Một số bài tập kế toán có đáp án lời giải

0 Thuế GTGT cho mặt hàng cây cảnh cây giống



–Cơ sở kinh doanh cây cảnh , cây lấy gỗ , cây con giống , hạt giống , phân , xơ dừa tro trấu nộp thuế GTGT như thế nào?


–Thuế suất thuế GTGT khi bán cây giống?



***Căn cứ:


–Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT


–Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng.


1/ Về thuế suất thuế GTGT bán cây cảnh, cây kiểng.


–Tại Khoản, Điều 1, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định đối tượng không chịu thuế GTGT:


“1. Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.


...”


–Tại Khoản 2, Điều 4, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định đối tượng không chịu thuế GTGT:


“ 2. Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, cành giống, củ giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền ở các khâu nuôi trồng, nhập khẩu và kinh doanh thương mại. Sản phẩm giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT là sản phẩm do các cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thương mại có giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, giống cây trồng do cơ quan quản lý nhà nước cấp. Đối với sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc loại Nhà nước ban hành tiêu chuẩn, chất lượng phải đáp ứng các điều kiện do nhà nước quy định.”.


–Tại Khoản 5, Điều 10, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 quy định đối tượng chịu thuế GTGT thuế suất 5%:


“5. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế, bảo quản (hình thức sơ chế, bảo quản theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này) ở khâu kinh doanh thương mại, trừ các trường hợp hướng dẫn tại khoản 5 Điều 5 Thông tư này…


Sản phẩm trồng trọt chưa qua chế biến hướng dẫn tại khoản này bao gồm cả thóc, gạo, ngô, khoai, sắn, lúa mỳ".



–Tại khoản 5, điều 5, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 quy định các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.


“ 5. Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hoá đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.


Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5% hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này.


Ví dụ 19: Công ty lương thực B là cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thu mua gạo của tổ chức, cá nhân trực tiếp trồng bán ra thì ở khâu thu mua của tổ chức, cá nhân trực tiếp trồng bán ra thì gạo thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.


Trường hợp Công ty lương thực B bán gạo cho Công ty XNK C thì Công ty lương thực B không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT đối với số gạo bán cho công ty XNK C.


Công ty lương thực B bán gạo cho Công ty TNHH D (là doanh nghiệp sản xuất bún, bánh phở) thì Công ty lương thực B không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT đối với số gạo bán cho Công ty TNHH D. Trên hoá đơn GTGT lập, giao cho Công ty XNK C, Công ty TNHH D, Công ty lương thực B ghi rõ giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.


= > Theo đó:


–Trường hợp Công ty mua trong nước hoặc nhập khẩu hạt giống, cây giống, cành giống, củ giống về ươm, trồng thành cây để bán thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.


–Trường hợp Công ty mua cây kiểng, cây cảnh về (không phân biệt có sử dụng hay không sử dụng kỹ thuật chăm sóc, cắt tỉa, uốn thế) sau đó đem bán cho


+ Doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT,


+ Trường hợp nếu bán cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5%.


–Trường hợp Chi nhánh/ Doanh nghiệp có giấy đăng ký kinh doanh giống cây trồng do cơ quan quản lý nhà nước cấp thì hoạt động bán giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.


–Trường hợp Chi nhánh/ doanh nghiệp là đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có mua của người nông dân trực tiếp bán ra các sản phẩm như cây cảnh, cây giống, cây bóng mát, chậu cây cảnh kèm theo (hoặc mang về ươm trồng một thời gian sau xuất bán) thì:


+ Khi xuất bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.


+ Xuất bán cho hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất (5%).


Trung tâm kế toán thực hành Tại hải phòng

– Trường hợp Công ty thực hiện các dịch vụ chăm sóc cây xanh, sử dụng kỹ thuật chăm sóc, cắt tỉa, uốn thế… thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất thuế GTGT là 10%


– Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hoạt động trong lĩnh vực mua bán cây cảnh, chăm sóc cây xanh, trồng cây xanh trang trí cảnh quan đô thị nếu :


+ Công ty bán cây xanh, cây cảnh do Công ty tự trồng thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT;


+ Trường hợp Công ty mua cây xanh, cây cảnh về bán lại cho các Doanh nghiệp, Hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại thì thuộc trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.


+ Trường hợp Công ty bán mặt hàng nêu trên cho hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5%.


+ Trường hợp Công ty ký hợp đồng trồng cây xanh cho các dự án của các Công ty, nếu trong hợp đồng tách riêng từng loại thì phần cây xanh do Công ty mua về cung cấp thuộc đối tượng không kê khai tính nộp thuế GTGT. Các sản phẩm Công tycung cấp: đất trồng cây, cát san lấp, đất phân, tro, trấu, xơ dừa trộn lẫn lộn áp dụng thuế suất thuế GTGT là 10%.


+ Trường hợp Công ty cung cấp dịch vụ trồng cây, chăm sóc cây cảnh thì áp dụng thuế suất thuế GTGT 10%.


Học kế toán tổng hợp thực hành Tại tphcm

*** Chi tiết tại:

–Công văn 2439/CT-HTr ngày15/01/2016chính sách thuế hoạt động bán giống cây trồng

–Công văn số :13222/CT-TT&HT ;Ngày phát hành :01/09/2016 V/v thuế suất thuế GTGT cây cảnh, cây kiểng - Tổng Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu Bình Dương- TNHH MTV

–Công văn 43/CT-TTHT ngày 05/01/2016 về thuế giá trị gia tăng đối với mua bán, chăm sóc cây xanh.

dịch vụ làm báo cáo tài chính tại Hoàng Mai
[Read More...]


0 Giảm lỗ sau quyết toán: thể hiện trên sổ sách thế nào?



–Công ty sau khi thanh tra thuế tại doanh nghiệp nhận được quyết định trong đó có phần giảm lỗ?


–Sau kiểm tra quyết toán thuế, thanh tra thuế thường trên biển bản kết quả xử lý thường hay có kết quả xử lý giảm lỗ các năm:



+ Xử lý giảm lỗ như thế nào?


–Vậy giảm lỗ có cần làm lại sổ sách không?


–Giảm lỗ có cần định khoản gì không?


***Căn cứ:


– Điều 9 của Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18 tháng 06 năm 2014 & Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22 tháng 06 năm2015Hướng dẫn về thuế thu nhập Doanh nghiệp tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP


***Theo đó:


– Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.


***Về quyết toán thuế TNDN:


+++Phân biệt Lợi nhuận kế toán và Thu nhập tính thuế


– Lợi nhuận (lỗ) kế toán: Là lãi hoặc lỗ của một kỳ, trước khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, được xác định theo quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.


– Thu nhập tính thuế: Là thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp của một kỳ, được xác định theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và là cơ sở để tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được tính trên Cơ sở kết hợp Lợi nhuận từ Kế toán và Thông tư về thuế TNDN.


***Phân loại chênh lệch giữa kế toán và thuế: Có 2 loại chênh lệch


– Chênh lệch vĩnh viễn: là chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập tính thuế phát sinh từ các khoản doanh thu, thu nhập khác, chi phí được ghi nhận vào lợi nhuận kế toán nhưng lại không được tính vào thu nhập, chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.


+++Ví dụ: Chi phí không được chấp nhận cho mục đích tính thuế


– Tiền phạt vi phạm hành chính, vi phạm thuế, bảo hiểm…

– Lãi tiền vay của cá nhân quá tỷ lệ khống chế quy định;

– Chi phí khác (Biếu, tặng, Tiếp khách, Khuyến mại…) vượt quá tỷ lệ quy định

– Chi phí không có hóa đơn tài chính, chi phí lãi vay tương ứng với phần vốn góp chưa đủ …


***Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ chi phí trong tương lai thường được sử dụng các tài khoản 243, 347,8211



***Quy tắc chuyển lỗ:


– Chỉ chuyển lỗ của năm trước đó đúng bằng số lãi phát sinh trong kỳ


– Chỉ tiêu B12 và B13 bằng bao nhiêu sẽ làm căn cứ chuyển lỗ bấy nhiêu trên tờ khai quyết toán thuế TNDN năm


– Số lỗ được chuyển khi quyết toán thuế TNDN thêm phụ lục chuyển lỗ ở mẫu 03-2a = > số lỗ tự động chuyển sang chỉ tiêu [C3a] Lỗ từ hoạt động SXKD được chuyển trong kỳ số chênh lệch lỗ chưa chuyển hết sẽ là số lỗ còn được chuyển tiếp


– Số lỗ được chuyển lỗ 05 năm theo luật thuế TNDN bắt đầu từ năm tiếp theo của năm phát sinh lỗ là hết hạn chuyển lỗ theo luật thuế TNDN (đi từ TT130-TT123-NĐ218-TT78- TT96…


– Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp xác định số lỗ doanh nghiệp được chuyển khác với số lỗ do doanh nghiệp tự xác định thì số lỗ được chuyển xác định theo kết luận của cơ quan kiểm tra, thanh tra nhưng đảm bảo chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định.


– Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ phát sinh chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp sau.


+++Khi làm tờ khai quyết toán năm: công thức là


++ Được chuyển lỗ:


1/ Chỉ tiêu A1 > 0 & B12-13 > 0 thì làm phụ lục Chuyển lỗ 03-2A/TNDN


2/ Chỉ tiêu (A1 < 0 + B4) > 0 => B12-13 > 0 thì làm phụ lục Chuyển lỗ 03-2A/TNDN


++Không được chuyển lỗ:


3/ Chỉ tiêu A1 < 0 => B12-13 < 0 thì KHÔNG làm phụ lục Chuyển lỗ 03-2A/TNDN (B4=0 không có chi phí bị xuất toán)


4/ Chỉ tiêu (A1 < 0 + B4) < 0 => B12-13 < 0 thì KHÔNG làm phụ lục Chuyển lỗ 03-2A/TNDN




*** Về giảm lỗ theo quyết định kiểm tra quyết toán/ thanh tra thuế:


–Giảm lỗ theo quyết định kiểm tra quyết toán thuế không cần phải làm bút toán định khoản điều chỉnh sổ sách nào cả & kể cả tờ khai các loại


–Không cần chỉnh sửa bất kỳ một bút toán nào của năm các năm Giảm Lỗ theo kiết quả kiểm tra các chi phí phát sinh bị xuất toán trong biên bản đều thuộc chi phí kế toán không thêm hoặc xóa bất kỳ một bút toán nào vì đã có quyết định thanh tra thuế.


–Không cần làm lại bất kỳ sổ sách gì cả, chỉ cần xác định lại số lỗ theo quyết định thanh tra thuế để làm căn cứ giảm lỗ và chuyển lỗ cho các năn tiếp theo dựa theo chênh lệch lỗ giữa kết quả kiểm tra với sổ sách để làm căn cứ chuyển lỗ trên: phụ lục chuyển lỗ mẫu 03-2A/TNDN của tờ khai quyết toán TNDN năm


–Số chên lệch Lỗ theo luật thuế sau khi giảm Lỗ = Số Lỗ theo sổ sách – Số giảm Lỗ theo quyết định là Lỗ mà doanh nghiệp được chuyển lỗ chuyển lỗ theo luật thuế và số lỗ được chuyển lỗ 05 năm theo luật bắt đầu từ tài chính kế tiếp và hết hạn chuyển lỗ theo luật (đi từ TT130-TT123-NĐ218-TT78-TT96…


***Ví dụ:


-Năm 2016 công ty A số lỗ trên sổ sách = - 100.000.000


-Đầu tháng 1/2017 doanh nghiệp có quyết định thanh kiểm tra và có kết quả xử lý của đoàn kiểm tra như sau


-Giảm lỗ 90 triệu đồng do các nguyên nhân: chi phí lương không hồ sơ chứng từ…

Trung tâm kế toán thực hành Tại hà nam


Vậy theo kết quả trên ta thấy việc kết chuyển lỗ tuân theo luật thuế và kế toán


- Theo Sổ sách luật kế toán lỗ = -100 triệu: ngày 01/1/2017 kết chuyển lỗ vẫn là: Nợ TK 4211/ Có TK 4212= 100 triệu


- Theo luật thuế số lỗ chỉ chấp nhận = 100 triệu -90 triệu = -10 triệu là số làm căn cứ chuyển lỗ theo: phụ lục chuyển lỗ mẫu 03-2A/TNDN của tờ khai quyết toán TNDN năm nếu Doanh nghiệp SXKD có lãi


= > Giá trị giảm lỗ 90 triệu là giá trị chênh lệch vĩnh viễn doanh nghiệp không được chuyển số giảm lỗ của thanh tra thuế tại doanh nghiệp cho các năm quyết toán thuế tiếp theo nếu doanh nghiệp SXKD có lãi


+ Doanh nghiệp không cần phải làm bút toán định khoản giảm lỗ nào trên sổ sách


+ Doanh nghiệp chỉ theo dõi số lỗ còn lại để chuyển lỗ theo luật thuế: chỉ được chuyển lỗ 10 triệu.


***Hạch toán sau thanh tra thuế


+ Nếu năm trước đó cty đang LÃI đang dư Có TK 4211 thì :


Nợ TK 4211/ có TK 3334=tiền truy thuế TNDN


Nợ TK 4211/ có TK 3339=tiền phạt

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa


Nợ TK 4211/ có TK 33311=tiền truy thuế GTGT


Nợ TK 4211/ có TK 3335=tiền truy thuế TNCN


+ Khi nộp:


Nợ TK 3334,3339,33311,3335/ Có TK 111,112.


*Chú ý: trường hợp này làm cho số liệu trên báo cáo KQKD không khớp với số dư TK 421 trên Sổ sách (CĐPS, Sổ cái)


+ Nếu năm trước đó đang LỖ Nợ TK 4211 thì


Nợ TK 811/ có TK 3334=tiền truy thuế TNDN


Nợ TK 811/ có TK 3339=tiền phạt


Nợ TK 811/ có TK 3339=tiền truy thuế GTGT


Nợ TK 811/ có TK 3335=tiền truy thuế TNCN


*Khi nộp:


– Nợ TK 3334,3339,33311,3335/ Có TK 111,112.


= > Kết Chuyển Nợ TK 911/ có TK 811 và tính vào lợi nhuận chưa phân phối năm nay 4212 cuối năm khi quyết toán thuế TNDN năm xuât toán khoản này vào B4 của tờ khai quyết toán thuế TNDN làm tăng doanh thu tính thuế.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại thanh trì
[Read More...]


0 Quy Trình Soát Xét Sổ



–Xoát xét sổ sách cản bản check những điểm chính và phụ


–Rà soát những điểm cần thiết kiểm tra



1.Kiểm tra thuế TNCN


-Tờ khai quyết toán Thuế TNCN các Năm, Quyết toán thuế TNCN đầy đủ các năm hay không


-Hợp đồng lao động từng người,phụ lục hợp đồng (nếu có), chứng minh thư còn hay mất


-Bảng lương từng tháng, kèm bảng chấm công (xem khớp mức lương cơ bản, phụ cấp..)


-Thiếu ai bổ sung ghi chú lại


-Quyết định tăng lương, và phụ lục hợp đồng lao động


2.Kiểm tra hồ sơ khai thuế


-Khai báo thuế hàng tháng file cứng + hóa đơn chứng từ gốc

(cái nào mất , sai sót MST, địa chỉ….kê ra giấy, ghi chú lại)


-BCTC, Quyết toán thuế TNCN, Quyết toán thuế TNDN file cứng


-Bảng giá thành và đăng ký định mức


3.Kiểm tra hồ sơ hợp đồng


-Hợp đồng kinh tế đầu ra


Trung tâm kế toán thực hành Tại tphcm

+ Thương mại : photo hóa đơn, HĐKT, Thanh lý, biên bản giao hàng, xuất kho


+ Xây dựng : HĐKT & dự toán, Thanh lý,biên bản nghiệm thu,photo hóa đơn kẹp vào.


-Hợp đồng kinh tế đầu vào


+ Thương mại: HĐKT, Thanh lý, biên bản giao hàng, hóa đơn đầu vào.


+ Xây dựng, giao khoán: HĐKT, HĐ Giao khoán, biên bản nghiệm thu,photo hóa đơn kẹp vào


4.Hồ sơ ban đầu và chuẩn bị cho quyết toán thuế


-Giấy phép kinh doanh các lần thay đổi + gốc photo


-Quy chế tài chính


-Điều lệ công ty


-Xuất khai báo thuế ra bảng kê excel các năm (12 tháng)


-Lọc 1 file về hóa đơn > 20 triệu có ghi chú cột số tiền , ngày thanh toán


-Photo hóa đơn > 20 triệu + UNC (Làm hồ sơ công nợ kèm bảng kê những hóa đơn trên 20 triệu)


-Xuất toàn bộ sổ cái ra excel, CĐPS, NKC


-Tập hợp sổ sách các năm bằng file cứng (bản giấy), Sổ cái, NXT, Bảng giá thành, CĐPS, Công nợ….


5.Công tác chứng từ thuế và kê khai thuế, hóa đơn


-Hóa đơn đối chiếu với kê khai thuế đã kê khai ở phụ lục mua vào bán ra, hóa đơn sai đã có đủ các thủ tục chứng từ điểu chỉnh hay chưa

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa


-Kiêm tra chứng từ ngân hàng có đầy đủ hay không, có mất UNC nào hay không?


-Xuất khai báo thuế ra bảng kê excel các năm (12 tháng) (kiểm tra xem người củ làm có còn các files này hay không hay làm mất hết rùi)


-Lọc 1 files về hóa đơn > 20 triệu có ghi chú cột số tiền , ngày thanh toán / tác dụng kê biên chứng từ UNC còn hay mất và đối chiếu công nợ có khớp sổ sách


-Phôtô hóa đơn > 20 triệu + UNC + hợp đồng đầu vào lưu trữ mỗi 1 công ty là 1 tập có ghi chú tên các đơn vị cho dễ tìm


-Xuất toàn bộ sổ cái ra excel, CĐPS: tác dụng sau này thanh tra thuế cấp cho họ khi giải trình


6.Kiểm tra sổ sách các năm đã in đầy đủ chưa.


-Tập hợp sổ sách các năm bằng file cứng (bản giấy),Sổ cái,NXT,Bảng giá thành, CĐPS,Công nợ….


-Sổ tổng hợp và sổ chi tiết sổ sách kế toán


= > Chốt lại những điểm bất thường và đưa ra phương án xử lý các vấn đề phát sinh tại doanh nghiệp, tìm phương án tối ưu để xử lý vấn đề phát sinh triệt để những sai phạm và tìm hướng khắc phục hậu quả


Chúc các bạn hoàn thành công việc tốt!


**Nguồn: Chu Đình Xinh

dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại bắc ninh
[Read More...]


0 Kế toán kho (Những cách sắp xếp kho thông dụng)



– Những cách sắp xếp kho thông dụng cho kế toán kho gồm nhứng cách nào phổ biến nhất?


– Cách sắp xếp kho sẽ quyết định việc lưu chuyển hàng tồn của doanh nghiệp?



1/ Kiểu sắp hai hàng song song



–Với cách sắp xếp này việc đi và di chuyển dễ dàng thường thấy ở các hiệu sách , siêu thị bầy bán trên kệ








Trung tâm kế toán thực hành Tại nam định


*Thường gặp: siêu thị lớn kho bãi lớn cho các đồ đóng thùng


–Sản phẩm bầy trên kệ, mỗi kệ đặt tên và số để kiểm soát


–Hàng hóa, NVL được phân khu, để định vị trí hàng tồn giúp công tác tìm kiếm dễ dàng


–Mỗi khu vực bố trận 1 nhân viên theo dõi: được giao số lượng kệ, và các mặt hàng trên từng kệ theo dõi


–Các nhân viên được kết nối bộ đàm để khi có hàng cần giao bảo vệ hoặc bộ phận có chức năng khác liên hệ qua bộ đàm thông báo hàng đến hoặc hàng cần xuất để chuẩn bị sắp xếp


–Việc sắp xếp này giúp việc di chuyển tham quan hoặc di chuyển cũng dễ dàng hơn


–Phù hợp trong diện tích rộng




–Việc quản lý có thể: theo nhóm hàng, theo tên để sắp xếp, theo trình tự thời gian nhập kho, theo chủng loại, theo tính chất vật lý…..

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa


* Với dạng này sẽ có 2 cửa thông: đó là sinh – tử hoặc gọi là nhập – xuất: ví ví dụ cửa Đông và cửa Tây số thứ tự kệ là 1-2-3-4-5:


– Loại hàng có Date sử dụng: Nếu hàng được tuồn vào cửa Đông , thì sắp theo thứ tự tuồn vào Nhập kho vị trí cửa Tây số 5-4-3-2-1 trước và khi lấy hàng Xuất ra theo thứ tự ở Cửa tây từ số 5-4-3-2-1 để khi hàng nhập đầu tiên sẽ lấy trước nhập sau sẽ lấy sau tránh việc hết date của hàng tồn, tránh việc mặt hàng nào dễ lấy trước => hàng bán cứ bán hàng ko bán cứ tồn kho => âm kho theo phương thức Nhập Đông Xuất Tây




–Biến thiên linh hoạt hàng Nhập cửa Tây và tiếp tục lấy cho hết theo phương thức: Nhập Đông Xuất Tây thì hoán đổi vị trí Nhập Tây Xuất Đông


–Với Kho chỉ có 1 cửa vào: tức cửa Nhập – Xuất thì cũng có thể sắp theo hướng từ bên Trái - Phải, tương quan Nhập vào xắp bên Trái trước sang Phải và lấy hàng theo tuần tự




Mặt hàng phổ biến như: bia, sữa, nước ngọt…..

dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại hoàng mai
[Read More...]


0 Quy trình 04 bước khi làm BCTC



Làm BCTC là quá trình tổng hợp cũng không khó cũng không dễ cho người không biết



++ Bước 01: tìm hiểu loại hình công ty doanh nghiệp đang làm sổ sách

- Xây dựng: liên quan dự toán và hồ sơ xây dựng phải hiểu và biết đọc dự toán, tính giá thành chi tiết cho từng các đối tượng công trình thi công, tìm hiểu thời điểm nghiệm thu xuất hóa đơn…. chỉ tập hợp ở tk đầu 6:621,622,627 và kết chuyển sang tài khoản 154 = > TK 632 mà không tồn tại tài khoản 155

- Thương mại : đặc trưng mua đi bán lại kiếm lời hưởng chênh lệch, tìm hiểu cách tính giá xuất kho, các trương trình triết khấu, giảm giá, khuyến mại, hàng bị trả về…là loại hình không tính giá thành, nên mọi nghiệp vụ tập trung ở hàng tồn kho 156

- Dịch vụ: là những sản phẩm không nhập kho chỉ tập hợp ở tk đầu 6:621,622,627 và kết chuyển sang tài khoản 154 = > TK 632 mà không tồn tại tài khoản 155

- Sản xuất: là loại hình buộc tính giá thành, phải có định mức sản xuất, thiết kề form tính giá thành bao gồm form Ngang và form Giá thành Dọc tùy theo đặc tính doanh nghiệp để thiết lập phù hợp… sau khi có form thiết kế bước tiếp theo là tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản xuất: sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang, sản phẩm hoàn thành được nhập kho sử dụng TK 155: thành phẩm

- ….các loại hình đặc thù khác

++ Bước 02: sắp xếp chứng từ (khâu quan trọng)- Sắp xếp và đóng cuối khai báo thuế

- Sắp xếp hóa đơn đầu ra và đầu vào theo các phương pháp: số hóa đơn tăng dần, theo vần ABC, theo ngày tháng…tùy theo phong cách làm việc của từng người cho ra sản phẩm theo ý mình

- Các chứng từ thu chi

- Hợp đồng kinh tế

- Các chứng từ bảo hiểm và hồ sơ lao động

- Các chứng từ nộp ngân sách nhà nước

- …chứng từ khác

+ Dò hóa đơn theo tờ khai báo thuế đã nộp lần lượt theo Phụ lục Bán Ra và Mua Vào trong kỳ kê khai

+ In toàn bộ tờ khai thuế + thông báo đã nộp thuế điện tử thành công

+ Dò hóa đơn đầu vào theo thứ tự của tờ khai thuế: sắp theo thứ tự tờ khai = thứ tự hóa đơn đầu vào liên Đỏ theo kỳ tháng/ quý

+ Dò hóa đơn đầu Ra theo thứ tự của tờ khai thuế: sắp theo thứ tự tờ khai = thứ tự hóa đơn đầu ra liên Xanh theo kỳ tháng/ quý

+ Xem xét các yếu tố của hóa đơn: tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ như: thông tin doanh nghiệp, nội dung hàng hóa….

Tốc độ làm nhanh hay chậm khi lên sổ phụ thuộc vào các sắp xếp chứng từ ngăn ngặp khoa học theo phương thức: nhanh gọn lẹ dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra

++ Bước 03: lên sổ sách kế toánHiểu bản chất quy trình lên sổ sách chuẩn hóa Quy trình chung: hóa đơn chứng từ - -> NKC - -> Lên Sổ cái - - > Cân đối phát sinh - -> CĐKT, KQKD, LCTT

- Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế lên phần mềm kế toán: excel, phần mềm khác tùy theo bạn thạo phần mềm gì

- Hãy nhớ không có phần mềm dỡ chỉ có người dùng ko biết sài mà thôi, bạn thạo phần mềm gì thì hãy làm trên phần mềm đó khi lượng thời gian ít, nếu lượng thời gian nhiều thì sử dụng phần mềm tìm hiểu từ từ…muốn dùng thạo 1 phần mềm mất thời gian rất nhiều sự tiện ích của phần mềm cũng tạo ra những bất cập đi kèm vì có những báo cáo tự động phần mềm sẽ thiết kế vô số thao tác đi kèm….lợi ích phần mềm là tự động và triết xuất dữ liệu nhanh

Trung tâm kế toán thực hành Tại tphcm- Khi cầm hóa đơn lên các bạn phải biết kiểm tra tính pháp lý của hóa đơn: tính hợp lý, tính hợp lệ, tính hợp pháp và biết tra cứu hóa đơn ở trang: Tra cứu hóa đơn hợp pháp - tracuuhoadon - Tổng Cục Thuế

- Hiểu được bản chất các nghiệp vụ phát sinh theo các hóa đơn chứng từ đầu vào

- Phân loại đối tượng: đối tượng nào là chi phí , đối tượng nào là doanh thu, đối tượng nào là các khoản thu, các khoản chi….mỗi đối tượng có bộ hồ sơ đi kèm đầy đủ

- Hiểu cách lên chứng từ vào phần mềm, định khoản nghiệp vụ đúng và đủ, kết chuyển các bút toán cuối kỳ để cho ra lãi lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại tphcm

- Cân đối lãi lỗ, cân đối doanh thu so với chi phí, tính giá thành, cân đối lãi lỗ giá thành sản xuất….

++ Bước 04: Khóa sổ và lên BCTC- Rà soát kỹ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và các khoản chi phí phát sinh, kiểm tra hồ sơ đã đầy đủ chưa

+ Xem các yếu tố công nợ có bị hạch toán nhầm đối tượng

+ Xem các yếu tố hàng tồn kho đã đúng, có âm, hoặc khác

+ Xem các yếu tố về chi phí có tương ứng doanh thu

+ Xem các yếu tố về tiền mặt, tiền gửi

+ Xem các yếu tố về các khoản vay

+ Xem các khoản yếu tố giá thành

+ Xem các yếu tố lao động tiền lương

+ Xem…..các yếu tố bất thường khác

- Sau khi sổ sách hoàn thành - -> căn cứ số liệu tổng hợp từ phần mềm để lên BCTC theo định và nộp ở trang: ke khai qua mang - Nộp tờ khai - Tổng cục thuế

- Báo cáo tài chính đầy đủ gồm:+ Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01- DN

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02- DN

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03-DN

+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B09-DN

- Tờ khai quyết toán thuế TNDN, TNCN



---> Nguồn: Chu Đình Xinh

dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại bắc ninh
[Read More...]


0 Cá nhân cho thuê Tài sản dưới 100tr



– Cá nhân cho thuê Tài sản dưới 100tr/ năm phải nộp những khoản thuế nào?


– Cá nhân cho thuê Tài sản dưới 100tr/ năm có phải kê khai thuế?


– Cá nhân cho thuê Tài sản dưới 100tr/ năm có được cấp hóa đơn không?



***Căn cứ:


– Tại Điểm b, Khoản 1, Điều 4, Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015


– Tại Khoản 3, Điều 13, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014


– Tại Điểm 2.5, Khoản 2, Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015


– Tại Khoản 1, Điều 7, Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012

Trung tâm kế toán thực hành Tại tphcm


= > Theo đó:


1. Trường hợp cá nhân/hộ gia đình có tài sản cho thuê thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân/hộ gia đình Không phải khai, không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và thuế TNCN & Đồng thời cơ quan Thuế không được cấp hoá đơn lẻ (kể cả trường hợp thời hạn cho thuê trên hợp đồng không đủ 12 tháng của năm dương lịch).


2. Miễn lệ phí môn bài: Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.


= > 1. Thủ tục thuê xe & mượn xe hoặc thuê nhà mượn nhà


+ Hợp đồng thuê xe/ mượn xe

+ Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe phô tô (mục đích giải trình quyền sở hữu tài sản của chủ hộ)

+ Bảo hiển xe (nếu có).

+ Giấy chứng minh nhân dân của chủ sở hữu xe/ nhà ở phô tô


+ Những chi phí xăng, dầu phải phù hợp với định mức tiêu thụ nhiên liệu của nhà sản xuất căn cứ: Định mức nhiên liệu + nhật trình xe


+ Chi phí sữa chữa duy tu có hóa đơn chứng từ đầy đủ


+ Chứng từ thanh toán


Học kế toán tổng hợp thực hành Tại quận 3

+…..


= >2.Thuê/ mượn nhà


Nếu DN bạn đi thuê nhà mà tổng số tiền thuê nhà < 100 tr/năm hoặc < 8,4 triệu/tháng: Thì không cần phải có hóa đơn, nhưng bạn phải làm bộ hồ sơ gồm :


+ Hợp đồng thuê nhà kèm CMT photo của chủ nhà làm trụ sở kinh doanh


+ Biên bản bàn giao nhà


+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu phô tô (mục đích giải trình quyền sở hữu tài sản của chủ hộ)


+ Chứng từ thanh toán


+ Bảng kê 01/TNDN (ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC).


***Chi tiết tại công văn Số: 1834/TCT-TNCN ngày 05/4/2016 V/v xác định ngưỡng doanh thu chịu thuế đối với cá nhân cho thuê tài sản.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại hải phòng
[Read More...]


0 Các phương pháp tính giá hàng tồn




–Các phương pháp tính giá hàng tồn kho bao gồm những phương pháp nào?

–Bỏ phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO):Last-In-First-Out


1. Hàng tồn kho

– Tại Khoản 2 Điều 23 Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 quy định về hàng tồn kho như sau:

Hàng tồn kho của doanh nghiệp là những tài sản được mua vào để sản xuất hoặc để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường

Hàng tồn kho bao gồm:

Hàng mua đang đi đường

Nguyên liệu, vật liệu; Công cụ, dụng cụ

Sản phẩm dở dang

Thành phẩm, hàng hóa; hàng gửi bán

Hàng hóa đươc lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp

–Đối với sản phẩm dở dang, nếu thời gian sản xuất, luân chuyển vượt quá một chu kỳ kinh doanh thông thường thì không được trình bày là hàng tồn kho trên Bảng cấn đối kế toán mà trình bày là tài sản dài hạn.

–Đối với vật tư, thiết bị, phụ tùng thay thế có thời gian dự trữ trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường thì không được trình bày là hàng tồn kho trên Bảng cấn đối kế toán mà trình bày là tài sản dài hạn.

–Các khoản thuế không được hoàn lại được tính vào giá trị hàng tồn kho như: Thuế GTGT đầu vào của hàng tồn kho không được khấu trừ, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường phải nộp khi mua hàng tồn kho.

–Các loại sản phẩm, hàng hóa, vật tư, tài sản nhận giữ hộ, nhận ký gửi, nhận ủy thác xuất nhập khẩu, nhận gia công... không thuộc quyền sở hữu và kiểm soát của doanh nghiệp thì không được phản ánh là hàng tồn kho.

2.Các phương pháp tính giá hàng tồn kho

– Tại Khoản 9 Điều 23 Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014

1.Phương pháp bình quân gia quyền

2.Phương pháp nhập trước, xuất trước: FIFO - First in First out

3.Phương pháp đích danh

a) Phương pháp tính theo giá đích danh

– Áp dụng dựa trên giá trị thực tế của từng thứ hàng hoá mua vào, từng thứ sản phẩm sản xuất ra

–Chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.

Trung tâm kế toán thực hành Tại thái bình

b) Phương pháp bình quân gia quyền

–Giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ.

–Giá trị trung bình có thể được tính theo từng kỳ hoặc sau từng lô hàng nhập về, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp.

c) Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO)

–Áp dụng dựa trên giả định là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trước thì được xuất trước, và giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ.

–Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.

3.Đối với hàng tồn kho mua vào bằng ngoại tệ

– Tại Khoản 10 Điều 23 Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại tphcm

–Phần giá mua phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh để ghi giá trị hàng tồn kho đã nhập kho (trừ trường hợp có ứng trước tiền cho người bán thì giá trị hàng tồn kho tương ứng với số tiền ứng trước được ghi nhận theo tỷ giá tại thời điểm ứng trước).

–Phần thuế nhập khẩu phải nộp được xác định theo tỷ giá tính thuế nhập khẩu của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật. Chi tiết về kế toán chênh lệch tỷ giá được thực hiện theo quy định tại Điều 69 – hướng dẫn phương pháp kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại ba đình
[Read More...]


TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page