Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 là 13,3%



Tại phiên họp của Hội đồng Tiền lương Quốc gia ngày 27/6, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 là 13,3%, mức đề xuất này khá chênh lệch so với mức 2 – 3% theo đề xuất của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên Bức xúc nhất của công nhân là tiền lương

Ngày 27/6, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã họp phiên đầu tiên để bàn về phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2018. Trao đổi với PV sau khi kết thúc phiên họp, ông Vũ Quang Thọ, Thành viên Hội đồng Tiền lương quốc gia, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng LĐLĐVN) cho biết, phiên họp sáng nay mới chỉ dừng lại ở việc nêu vấn đề và tìm tiếng nói chung giữa các bên chứ chưa thống nhất được mức đề xuất.

Về mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2018, ông Thọ cho biết: Tổng LĐLĐVN nhận thấy mức độ thiếu hụt của tiền lương so với nhu cầu sống tối thiểu của người lao động còn khá lớn, nên năm nay đề xuất mức tăng 13,3%, trong khi đó phía VCCI lại đề nghị chỉ tăng ở mức rất thấp từ 2 – 3%, riêng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đề xuất mức tăng từ 6 – 7%.

Lý giải về việc đưa ra mức đề xuất 13,3%, ông Thọ cho rằng, mặc dù năm nào phía doanh nghiệp cũng “kêu khó” và đề nghị không tăng, nhưng Tổng LĐLĐVN khẳng định có lí lẽ rất rõ ràng để đề xuất tăng lương cho người lao động.

Theo ông Thọ, hiện nay đời sống của người lao động là vấn đề rất cấp bách, đồng thời đây cũng là một trong 8 vấn đề bức xúc nhất của công nhân lao động. “Khi chúng tôi đến thăm các khu công nghiệp thì công nhân nói rằng điều bức xúc nhất của họ là tiền lương và thu nhập thấp. Đời sống công nhân hiện nay đã rất kém, nếu không tăng nữa thì họ sẽ phản ứng, cao nhất chính là đình công” ông Thọ nói.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty giá rẻ tại quận ba đình 60% công nhân không đủ chi tiêu

Ông Thọ cho biết, khảo sát mới đây của Tổng LĐLĐVN về đời sống, thu nhập của người lao động tại các khu công nghiệp cho thấy, có đến 60% người lao động không đủ chi tiêu, số thu nhập đủ chi tiêu thực chiếm 26%, chỉ có 6 – 8% người lao động là có tích lũy nhưng ở mức thấp từ 500 – 1 triệu đồng/tháng. Còn lại phần lớn công nhân khi đã không làm thêm thì đều rơi vào tình trạng nghèo.

Để đáp ứng được mức sống tối thiểu của người lao động vào năm 2018 thì mức tăng lương tối thiểu vùng phải đạt trong khoảng từ 13 - 13,5%. Các mức đề xuất được các bên đưa ra tại phiên họp hôm nay vẫn đang được tranh luận.

Về phía VCCI, một trong những lí do đưa ra là năng suất lao động hiện nay còn thấp nên nếu mức tăng quá cao sẽ vượt quá khả năng chi trả của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đại diện Tổng LĐLĐVN khẳng định: “Khi lương người lao động còn thấp hơn nhu cầu sống tối thiểu thì không thể động viên được công nhân nâng cao năng suất lao động”, đây chính là tính ngang bằng của thị trường.

Mặt khác, ông Thọ phân tích về mức đề xuất và những con số các bên đưa ra cũng có sự “vênh” nhau, phần là vì ngay những con số về mức sống tối thiểu của mỗi bên đưa ra đã không giống nhau.

Mặc dù có sự chênh lệch khá lớn giữa các bên, song ông Thọ khẳng định phía Tổng LĐLĐVN sẽ kiên trì với mức đề xuất 13,3%, lí do là vì “đời sống của người lao động hiện nay quá khổ”. Theo ông Thọ, để tìm được tiếng nói chung giữa các bên, Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ tổ chức họp bàn phiên thứ hai trong thời gian tới./.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại bắc ninh
Theo thoibaotaichinhvietnam


Responses

0 Respones to "Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 là 13,3%"

Đăng nhận xét

TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page