Hóa đơn điện tử tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp



Mục tiêu của ngành Thuế là sẽ phủ sóng hóa đơn điện tử tới 100% doanh nghiệp đang quản lý.




Giảm chi phí cho doanh nghiệp

Cơ sở pháp lý để khuyến khích các DN sử dụng hoá đơn điện tử để thay thế cho hoá đơn giấy đã được quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Nhưng đến năm 2011, khi Bộ Tài chính ban hành Thông tư 32/2011/TT-BTC hướng dẫn cụ thể về khởi tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn điện tử bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thì mới chính thức mở đường cho cơ quan Thuế áp dụng mô hình hóa đơn điện tử.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại đà nẵng
Theo Tổng cục Thuế, hiện nay xu hướng ở nhiều quốc gia trên thế giới phát triển mô hình hóa đơn điện tử nhằm đáp ứng 2 mục tiêu: Thứ nhất, hoá đơn điện tử mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng như: Giảm chi phí in, gửi, bảo quản, lưu trữ; thuận tiện cho việc hạch toán kế toán, đối chiếu dữ liệu, quản trị kinh doanh; rút ngắn thời gian thanh toán do việc lập, gửi/nhận hoá đơn được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử; góp phần hiện đại hoá công tác quản trị DN. Thứ hai, tiết giảm thủ tục hành chính Thuế thông qua việc rút gọn các thủ tục đăng ký phát hành, báo cáo tình hình sử dụng, lập bảng kê hóa đơn; ngăn chặn và kiểm soát việc sử dụng hóa đơn giả để trốn thuế.

Từ năm 2011, để chuẩn bị cho việc thực hiện thí điểm hoá đơn điện tử, Tổng cục Thuế đã đầu tư máy móc, trang thiết bị, nâng cấp hệ thống đường truyền internet, hợp tác chặt chẽ với các hãng cung cấp giải pháp phần mềm để hoàn thiện ứng dụng; đồng thời xây dựng quy trình thủ tục hướng dẫn DN và cơ quan Thuế tham gia truyền, nhập dữ liệu; xuất, hủy hóa đơn và lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Tính đến thời điểm hiện nay đã có trên 200 DN thuộc lĩnh vực: Hàng không, Ngân hàng, Điện lực, Viễn thông… sử dụng hóa đơn điện tử và bước đầu đem lại nhiều tiện ích cho DN. Theo tính toán của Trung tâm Tín dụng quốc gia thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hàng tháng Trung tâm ước tính phải mất 200 đến 300gram giấy để in ấn hóa đơn, phí chuyển phát hóa đơn hàng tháng cũng rất lớn, có những hóa đơn giá trị nhỏ, chỉ hơn 20.000đ nhưng phí chuyển phát cũng xấp xỉ giá trị của hóa đơn (khoảng 17.000 đồng/lần chuyển).

Ngoài ra, Trung tâm Tín dụng cũng dẫn chứng, hóa đơn điện tử sẽ không xảy ra trường hợp bị thất lạc, mất hóa đơn như hóa đơn giấy nên hạn chế được thủ tục báo cáo, bị phạt từ cơ quan Thuế (hiện mức phạt tối đa 15 triệu/1 hóa đơn bị mất không có lý do chính đáng). Do vậy, khi áp dụng giải pháp hóa đơn điện tử trong thanh toán tiền dịch vụ thông tin tín dụng đã giúp cho Trung tâm tiết giảm được rất nhiều thủ tục phát hành hóa đơn, người nhận cũng nhận được luôn hóa đơn ngay khi vừa phát hành; khai báo và quyết toán thuế thuận tiện, tiết kiệm chi phí, diện tích lưu trữ; bảo quản và truy lục hóa đơn, tránh thất thoát, cháy hỏng hóa đơn và bảo vệ môi trường …
dich vu thanh lap doanh nghiep cong ty gia re tai huyen me linh
Phương châm sử dụng hóa đơn điện tử để tạo thuận lợi cho khách hàng đã được VNPT Hà Nội xác định khi sử dụng hóa đơn điện tử trong thanh toán cước viễn thông của khách hàng thuê bao dịch vụ. Theo đó, đến thời hạn thanh toán cước viễn thông hàng tháng, thay bằng việc nhận hoá đơn giấy như lâu nay, khách hàng sử dụng phương thức thanh toán tại nhà hoặc tại quầy giao dịch sẽ nhận “Giấy biên nhận thanh toán” để làm cơ sở xác thực đã thanh toán tiền cước cho VNPT Hà Nội. Đối với khách hàng thanh toán qua ngân hàng thì việc xác nhận thanh toán được thực hiện như trước đây bằng các chứng từ ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, giấy báo nợ, giấy báo có...

Hỗ trợ công cụ ngăn chặn hóa đơn giả

Để ngăn chặn các hành vi phạm tội liên quan đến lĩnh vực hóa đơn và thuế, Tổng cục Thuế sẽ triển khai thí điểm xây dựng hệ thống xác thực hóa đơn (ICS) tại một số DN ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Theo đó, hệ thống ICS sẽ xây dựng các chuẩn dữ liệu về hóa đơn điện tử. Để giúp DN tránh được tình trạng bị làm giả hóa đơn, trên mỗi tờ hóa đơn sẽ có một mã xác thực. Khi kiểm tra thông qua mã này, khách hàng sẽ có thể tra cứu và kiểm tra được thông tin chi tiết của DN xuất hóa đơn; về tình trạng hoạt động của DN. Mặt khác, hóa đơn xác thực của DN còn được đảm bảo tính hợp pháp của cơ quan Thuế nên không thể bị làm giả bằng hình thức điện tử; các DN hoạt động trong lĩnh vực phân phối hàng hóa dịch vụ phải xuất nhiều hóa đơn sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí in ấn, vận chuyển và bảo quản hóa đơn.

Mục tiêu của ngành Thuế là sẽ phủ sóng hóa đơn điện tử tới 100% DN đang quản lý. Do vậy, để hoàn thành chỉ tiêu này, cơ quan Thuế đang thực hiện các biện pháp tuyên truyền về những lợi ích của hóa đơn điện tử đến cộng đồng DN; hỗ trợ miễn phí về kỹ thuật và giải đáp ngay những vướng mắc trong quá trình thực hiện cho DN nhằm khuyến khích DN chủ động tham gia đăng ký thực hiện hóa đơn điện tử.
dich vu bao cao tai chinh tai Huyen Nha Be Theo Tạp Chí Tài Chính
[Read More...]


Trách nhiệm của doanh nghiệp với người lao động khi giải thể doanh nghiệp




Bạn kí hợp đồng lao động với doanh nghiệp 2 năm nhưng không may công ty gặp vấn đề không thể tiếp tục duy trì kinh doanh và dẫn đến giải thể. Bạn băn khoăn, lo lắng không biết trách nhiệm của doanh nghiệp đối với quyền lợi của mình như thế nào khi công ty giải thể. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!


Có hai trường hợp giải thể doanh nghiệp là:

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc giang
+ Giải thể tự nguyện

+ Giải thể bắt buộc (trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/đăng ký doanh nghiệp theo quyết định của Tòa án)

Tuy nhiên ,dù là giải thể trong trường hợp nào, doanh nghiệp cũng phải đảm bảo khả năng cũng như thực hiện đầy đủ thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản còn lại của doanh nghiệp.

Khi doanh nghiệp giải thể thì sẽ chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động và phải có trách nhiệm ưu tiên giải quyết việc làm người lao động.

Theo quy định tại Điều 47 Bộ luật Lao động 2012 về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

“4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán”.

=> Doanh nghiệp phải giải quyết các quyền lợi cho người lao động như sau:

1. Tiền trợ cấp thôi việc khi doanh nghiệp giải thể

- Điều kiện để được hưởng trợ cấp thôi việc là người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên.

- Mức hưởng: Mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

- Cách tính:

Trợ cấp thôi việc = thời gian làm việc tính trợ cấp x tiền lương tính trợ cấp

Trong đó:

+ Thời gian làm việc là tổng thời gian người lao động làm việc thực tế cho danh nghiệp (gồm: thời gian thử việc, học nghề, tập nghề; thời gian được doanh nghiệp cử đi học; thời gian nghỉa hằng tuần, nghỉ hưởng nguyên lương;…) trừ đi thời gian NLĐ tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được chi trả trợ cấp thôi việc;

+ Trường hợp NLĐ có thời gian làm việc thực tế từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng thì được tính bằng ½ năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.

+ Tiền lương tính trợ cấp: là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước đó.

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động; doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán đầy đủ trợ cấp mất việc làm cho NLĐ, thời hạn thanh toán có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày trong trường hợp doanh nghiệp giải thể theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, cần phải lưu ý thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp của mình để làm căn cứ chính xác tính hưởng trợ cấp thôi việc.

2. Tiền trợ cấp thất nghiệp khi doanh nghiệp giải thể

dich vu lam bao cao tai chinh gia re tai quan phu nhuan Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

+ Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi thất nghiệp

+ Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức BHXH

+ Và chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp

Như vậy, để được hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải trực tiếp làm thủ tục để được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Mức trợ cấp = 60% mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp

Thời gian hưởng được xác định như sau:

+ Có đủ từ 12 tháng đến dưới 36 tháng đóng bảo hiểm: 03 tháng

+ Từ đủ 36 tháng đến dưới 72 tháng đóng bảo hiểm: 06 tháng

+ Từ đủ 72 tháng đến dưới 144 tháng đóng bảo hiểm: 09 tháng

+ Từ đủ 144 tháng đóng bảo hiểm trở lên: 12 tháng

Ngoài 2 khoản trợ cấp thêm, người lao động còn được hưởng các trợ cấp tiền

+ Bảo hiểm xã hội

+Bảo hiểm y tế

+ Bảo hiểm thất nghiệp (gồm trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm)

+ Quyền lợi khác theo thoản ước lao động tập thể và hợp đồng lao động

dich vu thanh lap doanh nghiep tai huyen thuong tin Theo Ngọc Anh
[Read More...]


Phương pháp hợp nhất báo cáo tài chính



Hợp nhất BCTC là một chủ đề rất phức tạp. Tuy nhiên, những nghiên cứu từ trước đến nay chưa đề cập đến cơ sở nền của phương pháp hợp nhất. Các chuẩn mực và hướng dẫn chuẩn mực có liên quan cũng không đề cập trực tiếp đến cơ sở lý thuyết này mà chỉ đề cập đến nội dung hợp nhất BCTC. Bài viết xin phân tích nguồn gốc của các kỹ thuật hợp nhất, đó là lý thuyết hợp nhất. Từ đó, nhận diện bản chất của các cách tiếp cận hiện tại trong chuẩn mực và thông tư hướng dẫn có liên quan, giúp người học và người thực hành kế toán nắm rõ kỹ thuật hợp nhất BCTC.

(*) Lý thuyết hợp nhất
Cách tiếp cận để lập BCTC hợp nhất chủ yếu dựa vào chế độ kế toán (thông tư hướng dẫn) có liên quan. Tuy nhiên, chuẩn mực và chế độ có thể sửa đổi bổ sung nhằm đáp ứng những nhu cầu mới xuất hiện. Từ đó, cần thiết phải nghiên cứu về mặt lý thuyết làm nền tảng cho việc xây dựng những quy định về lập BCTC hợp nhất.
Trên thế giới, hiện tồn tại ba lý thuyết về lập BCTC hợp nhất: lý thuyết lợi ích của chủ sở hữu, lý thuyết thực thể phân biệt và lý thuyết đề cao lợi ích của công ty mẹ. Ba lý thuyết này chỉ khác nhau khi công ty bị hợp nhất được nắm giữ bởi công ty mẹ ít hơn 100%, bởi vì các lý thuyết này tập trung đánh giá phần của cổ đông thiểu số trong BCTC hợp nhất.
Lý thuyết lợi ích của chủ sở hữu: Theo lý thuyết này, doanh nghiệp bị hợp nhất được xem như là cổ đông của công ty mẹ. Từ đó, BCTC hợp nhất không chú ý hoặc không trình bày phần của cổ đông thiểu số. BCĐKT hợp nhất vào ngày mua chỉ phản ánh phần của công ty mẹ trong các tài sản và nợ của công ty con dựa vào giá trị hợp lý và lợi thế thương mại sinh ra từ hợp nhất. Ví dụ, ngày 2/1/N, M mua 80 % cổ phần của F với giá 64.800. BCĐKT tóm lược của M, F vào ngày 31/12/N-1 (như bảng 1).

Bảng 1



BCĐKT hợp nhất vào ngày mua theo lý thuyết lợi ích của chủ sở hữu (như bảng 2).
Bảng 2



Học kế toán tổng hợp thực hành Tại đà nẵng Khi lập báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất sau ngày mua, các khoản mục doanh thu, giá vốn, chi phí của công ty con được đưa vào báo cáo hợp nhất cũng tuân theo quy tắc trên, tức là chỉ tính phần của công ty mẹ trong công ty con theo tỷ lệ nắm giữ vốn cổ phần của công ty mẹ.
Lý thuyết lợi ích của chủ sở hữu ít được vận dụng trong thực tế để lập BCTC hợp nhất công ty mẹ với các công ty con. Tuy nhiên, ở một số nước, chẳng hạn như Canada, Pháp, lý thuyết này được vận dụng để hợp nhất khoản đầu tư vào công ty liên kết và công ty đồng kiểm soát. Khi đó, quy trình hợp nhất được mô tả như là “hợp nhất theo tỷ lệ vốn góp”.
Lý thuyết thực thể phân biệt: Theo lý thuyết này, doanh nghiệp bị hợp nhất bao gồm hai nhóm cổ đông phân biệt: Cổ đông kiểm soát và cổ đông thiểu số. Lý thuyết này được trình bày chi tiết trong một tài liệu được xuất bởi Hiệp hội kế toán Mỹ dưới tiêu đề “The Entity Theory of Consolidate Statements” của tác giả Maurice Moonitz. Theo lý thuyết này, BCĐKT hợp nhất ngoài việc phản ánh giá trị hợp lý của tài sản thuần của công ty con, còn phản ánh lợi thế thương mại được xác định như là công ty mẹ lắm giữ 100 % cổ phần của công ty con thay vì nắm giữ ít hơn 100 % như thực tế. Ngoài ra, lợi ích của cổ đông thiểu số (được xác định dựa vào giá trị hợp lý của tài sản thuần của công ty con và lợi thế thương mại tính được theo nguyên tắc trên) được trình bày trong vốn chủ sở hữu hợp nhất. Ví dụ, với những thông tin như ví dụ trên, M.sẽ lập BCTC hợp nhất theo lý thuyết thực thế phân biệt (như bảng 3).
Bảng 3



Với lý thuyết thực thể phân biệt, cần phải xác định giá mà công ty mẹ phải trả để mua 100% vốn cổ phần của công ty con khi mà thực tế công ty mẹ đã mua ít hơn 100%. Giả định, M trả 64.800 để mua 80% vốn cổ phần của F, M phải trả 81.000 để nắm giữ 100% vốn cổ phần của F. Tuy nhiên, khi mà tỷ lệ nắm giữ vốn của công ty mẹ ở công ty con thấp, chẳng hạn 55 %, cách tiếp cận này mất ý nghĩa. Chính vì vậy, cách tiếp cận này ít được khuyến cáo sử dụng ở hầu hết các nước, trong đó có nước ta.
BCĐKT hợp nhất theo cách tiếp cận này trình bày như bảng 4.
Bảng 4



Lý thuyết đề cao lợi ích của công ty mẹ: Lý thuyết này tương đồng với lý thuyết lợi ích của chủ sở hữu ở góc độ BCTC hợp nhất đề cập trực tiếp đến cổ đông của công ty mẹ. Điểm khác biệt ở chỗ là BCTC hợp nhất theo lý thuyết này ghi nhận lợi ích của cổ đông thiểu số (lợi ích của công ty con) và được đưa vào phần nợ phải trả trong BCĐKT hợp nhất. Mỗi khoản mục tài sản, nợ phải trả trên BCĐKT hợp nhất là tổng giá trị ghi sổ kế toán của khoản mục đó ở công ty con. Ngoài ra, ở phần Tài sản còn xuất hiện mục “ Lợi thế thương mại” được tính theo tỷ lệ với phần của công ty mẹ trong vốn cổ phần của công ty con. Hợp nhất dựa theo lý thuyết này còn được gọi là phương pháp hợp nhất toàn bộ.
Ví dụ, với những thông tin như ở ví dụ trên, giả sử M. Lập BCTC hợp nhất theo lý thuyết lợi ích của công ty mẹ. ( Bảng 5)

Bảng 5: Bảng cân đối kế toán hợp nhất vào ngày mua theo lý thuyết lợi ích của công ty mẹ



Không quá khó để nhận thấy, quy định lập BCTC hợp nhất hiện tại trong Chuẩn mực Hợp nhất kinh doanh dựa vào lý thuyết lợi ích của công ty mẹ.

Quy định và hướng dẫn của chế độ kế toán có liên quan

Ba chuẩn mực kế toán có liên quan đến hợp nhất BCTC là Chuẩn mực số 11 - Hợp nhất kinh doanh, Chuẩn mực số 25 – BCTC hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con và Chuẩn mực số 7-Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết. Kèm theo ba chuẩn mực này, có các Thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực. Chuẩn mực số 11 chỉ đề cập đến hợp nhất các khoản đầu tư vào công ty con (5) mà không đề cập đến hợp nhất khoản đầu tư vào công ty liên kết hay công ty đồng kiểm soát. Mặc dù không nêu rõ cách tiếp cận hợp nhất. Chuẩn mực số 11 và Thông tư hướng dẫn Chuẩn mực này ( Thông tư số 21/2006/TT-BTC, ngày 20/03/2006) ngầm ẩn dựa vào lý thuyết đề cao lợi ích của công ty mẹ, nói cách khác là hợp nhất toàn bộ. Lưu ý rằng , phương pháp hợp nhất theo giá mua – theo đúng cách gọi của Chuẩn mực này – không đồng nghĩa của cụm từ phương pháp giá mua sử dụng trong chuẩn mực thiên về loại giá hợp nhất (đó là giá mua) thay vì phương pháp (kỹ thuật) hợp nhất, trong khi phương pháp hợp nhất trong bài viết nhấn mạnh cách tiếp cận hợp nhất dựa vào lý thuyết nền.
Tại sao hợp nhất công ty con theo phương pháp hợp nhất toàn bộ là hợp lý thay vì hợp nhất từng phần theo tỷ lệ vốn góp? Một khi hợp nhất kinh doanh dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền kiểm soát công ty con. Từ đó, công ty mẹ sẽ chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của công ty con và ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của công ty mẹ (ở công ty con) mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của công ty con. Việc bao hàm tài sản, nợ và phần “lợi ích của cổ đông thiểu số” của công ty con trong BCTC hợp nhất (của công ty mẹ) nhằm thể hiện vai trò của công ty mẹ (đối với công ty con), theo đúng tinh thần của lý thuyết đề cao lợi ích của công ty mẹ.
Liên quan đến hợp nhất khoản đầu tư vào công ty liên kết và công ty đồng kiểm soát, chế độ kế toán cũng không nói rõ phương pháp hợp nhất (theo nghĩa sử dụng trong bài viết này). Theo hướng dẫn Thông tư số 23, trang 105- 108, khi hợp nhất, các khoản đầu tư này không “biến mất” hoàn toàn trong BCĐKT hợp nhất (như khi hợp nhất khoản đầu tư vào công ty con) mà vẫn giữ lại và giá trị của nó được điều chỉnh theo phương pháp vốn chủ sở hữu. Cần lưu ý rằng, phương pháp này, khoản đầu tư ban đầu sẽ được điều chỉnh một khoản tương ứng với phần của nhà đầu tư trong tổng lợi ích đạt được trong kỳ ở công ty nhận đầu tư. Việc điều chỉnh khoản đầu tư ban đầu theo phương pháp vốn chủ sở hữu nhằm chú ý đến lợi ích của công ty đầu tư (công ty thực hiện hợp nhất) ở công ty nhận đầu tư, vì lợi ích của công ty đầu tư không chỉ là phần lợi nhuận để lại tái đầu tư và các khoản biến động khác làm tăng giảm vốn chủ sở hữu trong kỳ (như tăng giảm các quỹ, biến động chênh lệch tỷ giá,…).
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại bắc ninh Thực chất của cách tiếp cận hợp nhất khoản đầu tư vào công ty liên kết và công ty con là gì? Theo chúng tôi, đây chỉ là kỹ thuật điều chỉnh giá trị đầu tư theo phương pháp vốn chủ sở hữu, không phải hợp nhất các khoản mục BCTC. Thật vậy, hợp nhất theo đúng nghĩa của nó (cũng như theo các lý thuyết hợp nhất ở trên) thì BCTC hợp nhất phải phản ánh tổng hợp các khoản mục của công ty mẹ và công ty nhận đầu tư, trong khi hướng dẫn của Thông tư số 23 liên quan đến hợp nhất khoản đầu tư vào công ty liên kết hoàn toàn không thể hiện được đặc trưng quan trọng này. Thiết nghĩ, việc điều chỉnh khoản đầu tư theo phương pháp vốn chủ sở hữu như hướng dẫn của chuẩn mực chỉ là bước đầu của chuẩn mực chỉ là bước đầu tiên của quá trình hợp nhất. Các bước tiếp theo cần thực hiện như quy trình hợp nhất khoản đầu tư vào công ty con. Quy trình này không đơn giản, cần được nghiên cứu trong một bài viết khác.
Bài viết này đã trình bày các lý thuyết về hợp nhất BCTC, từ đó, làm nổi bật bản chất của kỹ thuật hợp nhất BCTC được quy định trong chế độ kế toán hiện hành. Phân tích cho thấy, cách tiếp cận hợp nhất khoản đầu tư vào công ty con hiện nay của Chuẩn mực kế toán và các thông tư hướng dẫn có liên quan dựa vào lý thuyết đề cao lợi ích của công ty mẹ. Tuy nhiên, với trường hợp hợp nhất khoản đầu tư vào công ty liên kết và công ty đồng kiểm soát, hướng dẫn của chế độ chưa đầy đủ mà chỉ đơn thuần là điều chỉnh giá trị khoản đầu tư nhằm chú ý đến lợi ích của công ty đầu tư. Khuôn khổ lý thuyết giúp cho người học và thực hàng nắm rõ hơn bản chất của những quy định hiện hành về hợp nhất BCTC. Ví dụ minh hoạ chỉ đề cập đến hợp nhất tại ngày mua, sẽ không quá khó để mở rộng cho trường hợp hợp nhất sau ngày mua. Tác giả chỉ nhận diện mặt chưa đầy đủ của hợp nhất khoản đầu tư vào công tư liên kết và công ty đồng kiểm soát, chưa đưa ra giải pháp cụ thể. Về phạm vi nghiên cứu, cũng chỉ bàn về phương pháp hợp nhất, còn nhiều vấn đề phức tạp khác có liên quan đến hợp nhất, chẳng hạn như giao dịch nội bộ giữa công ty hợp nhất và công ty bị hợp nhất, chưa được đề cập. Vấn đề đo lường giá trị hợp lý cũng là một chủ đề gai góc. Hy vọng, những chủ đề này sẽ được các nhà kế toán tiếp tục quan tâm nghiên cứu.
(1 + 3): Số tiền mua 80% cổ phần của F
(2 + 4): Bằng chênh lệch giữa giá mua (64.800) và 80% của giá trị hợp lý của tài sản thuần (77.000 x 80%)
(5) Ở đây không bàn đến trường hợp nhất kinh doanh không dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty con.
dịch vụ báo cáo tài chính giá rẻ tại Huyện Củ Chi Theo Tạp chí kế toán
[Read More...]


Chính sách thuế, phí, tiền lương mới nhất có hiệu lực đầu tháng 9/2016



Để cập nhật những tin tức kế toán mới nhất Kế toán Hà Nội đem đến cho bạn đọc những chính sách về thuế, phí và tiền lương bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01 – 10/9/2016. Trong đó nổi bật là:

1. Bổ sung đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 bổ sung đối tượng chịu thuế mới, đó là: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại biên hòa đồng nai Quy định hiện hành thì đối tượng chịu thuế chỉ gồm:

– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

– Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

Luật này có hiệu lực từ ngày 01/9/2016 và bãi bỏ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005.

thuế xuất nhập khẩu

2. Cách tính lương hưu cho người có mức hưởng dưới 2 triệu đồng/tháng
Theo Thông tư 23/2016/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/9/2016 hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng thì đối tượng là người có mức lương hưu, trợ cấp dưới 2 triệu đồng/tháng được điều chỉnh như sau:

– Đối với người có mức lương hưu từ 1,75 triệu đồng/tháng trở xuống: Mức lương hưu sau điều chỉnh = Mức lương hưu trước điều chỉnh + 0,25 triệu đồng/tháng.

– Đối với người có mức lương hưu trên 1,75 triệu đồng/tháng: Mức lương hưu sau điều chỉnh = 2 triệu đồng/tháng.

Học kế toán thực tế Tại minh khai hai bà trưng – Đối với người có mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng từ 1,85 triệu đồng/tháng trở xuống: Mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng sau Điều chỉnh = Mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng trước Điều chỉnh + 0,15 triệu đồng/tháng.

– Đối với người có mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng trên 1,85 triệu đồng/tháng: Mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng sau điều chỉnh = 2 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, Thông tư 23/2016/TT-BLĐTBXH còn hướng dẫn cách tính lương hưu tăng thêm đối với:

– Người bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng trong thời gian từ ngày 01/01/2015 đến trước ngày 01/5/2016.

– Giáo viên mầm non có mức lương hưu thấp hơn mức lương cơ sở.

lương hưu

Ngoài ra, từ ngày 01 – 10/9/2016 một số Thông tư của Bộ Tài chính quy định về việc thu và quản lý phí sử dụng đường bộ cũng bắt đầu có hiệu lực:

3. Thông tư 121/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ trạm thu phí tại Km2123+250 quốc lộ 1, tỉnh Sóc Trăng có hiệu lực từ ngày 03/9/2016.

4. Thông tư 122/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ trạm thu phí tại Km2171+200 quốc lộ 1, tỉnh Bạc Liêu có hiệu lực từ ngày 03/9/2016.

5. Thông tư 123/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ trạm thu phí cầu Yên Lệnh quốc lộ 38 có hiệu lực từ ngày 06/9/2016. dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại huyện sóc sơn
[Read More...]


Vì sao bạn nên sử dụng dịch vụ chữ ký số?



Thời đại công nghệ điện tử phát triển mạnh như hiện nay, chúng ta thường xuyên có những giao dịch thương mại điện tử, nhưng không có gì đảm bảo rằng những thông tin của bạn sẽ được bí mật, an toàn, riêng tư tuyệt đối.  Và dịch vụ chữ ký số ra đời nhằm mục đích đó. Có thể bạn chưa từng nghe tới dịch vụ  này nhưng đây là một xu hướng của tương lai, và việc sở hữu và sử dụng nó chắc chắn không quá cao siêu như những gì bạn tưởng tượng.


Tất cả các người dùng cá nhân và các tổ chức, doanh nghiệp (không phân biệt là tư nhân, cổ phần hay nhà nước…) đều có thể sử dụng dịch vụ này. Bản thân người dùng khi đăng ký sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp thì có thể tạo ra các chữ ký số của riêng mình đính kèm vào các tài liệu điện tử lưu chuyển trên môi trường số. Chữ ký số được hiểu là một công cụ bảo mật dựa trên công nghệ mã khóa công khai (RSA): mỗi người dùng phải có 1 cặp khóa (keypair) gồm khóa công khai (public key) và khóa bí mật (private key). Cùng tìm hiểu về những ưu điểm của dịch vụ này để hiểu vì sao ngày càng có nhiều người tìm đến nó nhé.

1.  Xác định được nguồn gốc của văn bản
Dịch vụ chữ ký số giúp bạn có thể  mật mã hóa một văn bản với một chiếc khóa bí mật mà chỉ có người chủ của khóa biết.

Trung tâm dạy kế toán thực hành Tại hà đông
Bạn muốn gửi một văn bản đến cho một người khác, và bạn không muốn có người thứ ba xem được nó, lúc ấy bạn cần mã hóa văn bản. Nhưng làm thế nào người mà bạn muốn gửi khi nhận được văn bản thì có thể chắc chắn rằng người gửi văn bản là bạn? Đó chính là nhờ vào khả năng xác định nguồn gốc văn bản của dịch vụ chữ ký số.

Để sử dụng Chữ ký số thì trước hết văn bản của bạn cần phải được mã hóa hàm băm. Thuật ngữ “hàm băm”  là giải thuật nhằm sinh ra các giá trị băm tương ứng với mỗi khối dữ liệu: một chuỗi kí tự, một đối tượng trong lập trình hướng đối tượng, v.v…. Giá trị băm đóng vai gần như một khóa để phân biệt các khối dữ liệu. Sau đó dùng khoá bí mật của người chủ khóa để mã hóa, khi đó ta được Chữ ký số. Khi cần kiểm tra, bên nhận giải mã với khóa công khai để lấy lại hàm băm và kiểm tra với hàm băm của văn bản nhận được. Nếu hai giá trị này khớp nhau thì bên nhận có thể tin tưởng rằng văn bản đó được gửi từ người sở hữu khóa bí mật.

2.  Đảm bảo sự toàn vẹn của văn bản
Khi sử dụng dịch vụ chữ ký số, cả người gửi và người nhận đều có thể yên tâm là văn bản không bị bất kỳ một sự sửa đổi nào. Bởi lẽ như trên đã nói, nguyên tắc hoạt động của dịch vụ này là sử dụng thuật tóan “hàm băm”, nếu văn bản bị thay đổi thì hàm băm cũng bị thay đổi và khi so sánh người nhận sẽ lập tức nhận ra ngay. Có thể nói bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì có một giao dịch trực tuyến an toàn, bảo mật.  Nếu có bất kỳ một sự can thiệp trái phép nào nhằm thay đổi vào dữ liệu được ký số khi lưu chuyển trên mạng thì các chương trình có thể cảnh báo cho người dùng biết dữ liệu này không còn nguyên vẹn nữa (đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu).

Đặc biệt, sẽ không có bất kỳ người nào khác biết được nội dung văn bản của bạn.

3.  Không thể làm giả
Một nguyên tắc nữa của Dịch vụ chữ ký số đó là có sự tham gia của một “Nhà cung cấp”. Nhà cung cấp đó sẽ xác thực được ai là người đã tạo ra chữ ký, và nó có những đặc điểm riêng như thế nào, nên bạn có thể yên tâm là chữ ký số không thể làm giả.  Việc chứng nhận này được thực hiện hoàn toàn tự động bằng các thuật toán đặc biệt giúp xác thực được ngay tác giả.

Người dùng cũng có thể biết được ai là người đang giao dịch với mình, các thông tin xác định nguồn gốc của người ký số không thể làm giả được.

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại đống đa
4.  Không thể chối bỏ
Trong giao dịch thông thường, bên người gửi có thể từ chối nhận một văn bản nào đó là do mình gửi, thế nhưng với dịch vụ chữ ký số thì không. Các cá nhân và doanh nghiệp khi giao dịch ký kết các hợp đồng, văn bản giấy tờ trên mạng hoàn toàn  có thể yên tâm vì việc tạo ra chữ ký số ký vào tài liệu, email, thông tin… trên internet thì tác giả của nó không thể chối bỏ được nếu đã ký vào tài liệu. Khi có tranh chấp, bên nhận sẽ dùng chữ ký này như một chúng cứ để bên thứ ba giải quyết.  Tính pháp lý của chữ ký số đã được pháp luật thừa nhận.

5.    Giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí
Trước hết, những hoạt động giao dịch điện tử ngày càng được nhiều người tìm đến đơn giản vì nó tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức. Thay vì phải đến tận nơi rồi chờ đợi, người ta có thể ngồi ở văn phòng, bật máy tình lên và ký kết với nhau những hợp đồng quan trọng, gửi cho nhau những văn bản, tài liệu…

Thứ hai là nó giúp người sử dụng tiết kiệm được nhiều chi phí: chi phí đi lại, in ấn hồ sơ…

Thứ ba nó rất thuận tiện, linh hoạt bởi người sử dụng có thể ký kết các văn bản ký điện tử ở bất kỳ đâu, bất kỳ thời gian nào. Việc chuyển tài liệu, hồ sơ đã ký cho đối tác, khách hàng, cơ quan quản lý… cũng diễn ra tiện lợi và nhanh chóng

Có thể thấy, với những ưu điểm vượt trội trên của mình, dịch vụ chữ ký số đang ngày càng trở thành một xu hướng tất yếu trong tương lai gần đối với mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp…
dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại quận tân bình
[Read More...]


TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page