Niềm tin và minh bạch



Bộ Tài chính vừa công bố một cách rộng rãi, rõ ràng, cụ thể các số liệu liên quan đến Quỹ bình ổn giá xăng dầu (Quỹ BOG) từ khi quỹ bắt đầu được sử dụng vào năm 2010 đến nay.

Trước đây, cũng có đôi lần thông tin liên quan đến Quỹ BOG được thông báo nhưng chỉ với vài số liệu rất hạn chế, chủ yếu vẫn là các thông tin có tính nguyên tắc về việc trích lập và sử dụng quỹ. Có thể thấy, việc Bộ Tài chính công bố gần như toàn bộ các thông tin, số liệu liên quan đến Quỹ BOG là hết sức cần thiết và đúng đắn.

Được biết, tới đây, tình hình trích lập, sử dụng, quản lý Quỹ BOG sẽ được công bố hằng quý trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính. Cùng với đó là các hoạt động kiểm tra, kiểm toán, giám sát thường xuyên, theo kế hoạch và cả đột xuất của Bộ Tài chính, của Kiểm toán Nhà nước đối với Quỹ BOG. Các hoạt động này đều được thông tin cho báo chí.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh Hiệu quả tích cực của việc làm nói trên thể hiện ở hai điểm chính:

Thứ nhất, người dân có đủ cơ sở để đánh giá quỹ được hình thành từ túi tiền của người dân, từ mỗi lít xăng, dầu người dân mua nhằm góp phần ổn định giá xăng, dầu đã được quản lý, sử dụng ra sao, có hiệu quả, có đúng mục đích hay không. Qua lần công bố này, có thể nhận thấy Quỹ BOG trong thời gian qua đã tạo ra những tác dụng tích cực.

Từ năm 2010 đến nay, nếu không có công cụ Quỹ BOG thì giá xăng, dầu trong nước đã phải tăng cao hơn và tần suất tăng giá cũng nhiều lần hơn. Trong nhiều thời điểm, nhất là dịp Tết Nguyên đán năm 2011, năm 2012 và năm 2013 (các thời điểm thường có chỉ số giá tiêu dùng cao), nếu không sử dụng Quỹ BOG thì giá xăng, dầu sẽ ở mức cao hơn nhiều, tần suất điều chỉnh giá cũng dày đặc hơn. Đặc biệt từ ngày 26/2/2013, giá xăng, dầu thế giới vọt lên mức rất cao, giá bán lẻ trong nước thấp hơn giá cơ sở từ 1000 đồng đến 2.300 đồng/lít xăng, dầu. Nhờ có Quỹ BOG mà giá xăng, dầu được giữ ổn định trong hơn 1 tháng, đến ngày 28/3/2013 mới phải điều chỉnh... Từ những thông tin trên, người dân cảm thấy yên tâm hơn, tin tưởng hơn.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại long biên Thứ hai, việc minh bạch hóa thông tin một cách rộng rãi sẽ tạo áp lực buộc doanh nghiệp phải nghiêm túc và trách nhiệm hơn trong việc sử dụng những đồng tiền từ Quỹ BOG. Tiến tới, Bộ Tài chính nên đẩy mạnh công bố thông tin về việc trích lập và sử dụng quỹ tại từng doanh nghiệp, để tạo điều kiện cho toàn xã hội có thể giám sát. Minh bạch thông tin sẽ giảm thiểu các góc khuất, buộc doanh nghiệp phải quản trị tốt, phải sòng phẳng, đúng đắn trong việc sử dụng quỹ, tránh việc nhập nhằng trộn lẫn các khoản thu, chi.

Công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng phải là nguyên tắc của tất cả các loại quỹ, phí được hình thành từ sự đóng góp của người dân (ví dụ như Quỹ bảo trì đường bộ...), phải là nguyên tắc trong tính toán giá thành của các mặt hàng chiến lược, thiết yếu (ví dụ như điện, than, nước sinh hoạt...). Minh bạch chính là yếu tố quan trọng tạo nên sự tin tưởng của xã hội và cũng góp phần thúc đẩy sự hợp lý và hiệu quả trong quản lý, sử dụng các loại quỹ, hợp lý trong cách tính toán giá thành các mặt hàng thiết yếu.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại long biên Theo tapchitaichinh


[Read More...]


Vốn cho làn sóng mua bán ngân hàng mới



Rất nhiều ngân hàng đã và sẽ có các ông chủ mới sau những vụ M&A. Với quyết định thoái vốn ồ ạt của nhiều tập đoàn kinh tế sẽ tạo ra cơ hội mua bán thâu tóm ngân hàng mới. Nhiều đại gia mới sẽ xuất hiện trong tư cách ông chủ một ngân hàng.

Ông lớn ồ ạt thoái vốn

Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có thông báo, ngày 9/8/2013 tới, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ bán đấu giá công khai toàn bộ 25,2 triệu cổ phần ABBank theo lô lớn với giá khởi điểm là 10.000 đồng/cổ phần.

Do khối ngoại đã sử dụng hết room là 30% (Maybank giữ 20%, IFC 10% vốn điều lệ) tại ABBank, nên đợt này chỉ có các NĐT trong nước là tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và cá nhân theo quy định được tham dự đấu giá.

Ngoài EVN, Vietnam Airlines cũng cho biết, sẽ thoái toàn bộ 24 triệu cổ phần tại Techcombank, tương đương tỷ lệ 2,7% vốn, thông qua việc chào bán đấu giá. Trước đó, Vietnam Airlines từng là một trong những cổ đông sáng lập của Techcombank với tỷ lệ nắm giữ ban đầu đến gần 20% vốn. Quá trình đổi chủ của ngân hàng này khiến tỷ lệ sở hữu của Vietnam Airlines giảm dần, xuống chỉ còn 2,7% kể từ cuối 2011 tới nay.

Bên cạnh hai ông lớn EVN và Vietnam Airlines, Tập đoàn Dệt May, Tập đoàn Dầu khí cũng đều cho biết sẽ đẩy mạnh việc thoái vốn khỏi các ngân hàng trong thời gian tới theo lộ trình tái cơ cấu.

Không chỉ các tập đoàn nhà nước, trong khoảng 2 năm qua, rất nhiều các đại gia trong nhiều lĩnh vực cũng đã phải rời bỏ, thoái vốn khỏi lĩnh vực ngân hàng như trong các trường hợp: Ông Đặng Thành Tâm và các cổ đông liên quan rút khỏi Navibank, WesternBank); ACB, Tín Nghĩa đã và đang thoái vốn khỏi DaiABank; Becamex thoái toàn bộ cổ phần tại Southernbank; Savico rút khỏi Ngân hàng Phương Đông... Hay như, 5 tổ chức và 1 cá nhân thoái toàn bộ vốn tại Sacombank; ACBS thoái sạch vốn đầu tư vào 6 ngân hàng; TCT Trực thăng Việt Nam đăng ký bán gần 53 triệu quyền mua cổ phiếu Ngân hàng MBB...

Quyết định thoái vốn của nhiều ông lớn khỏi lĩnh vực ngân hàng trước hết là theo chủ trương thoái vốn ngoài ngành. Bên cạnh đó, những khó khăn gần đây của các DN, của các ông lớn, cũng như nỗi sợ khủng hoảng nợ xấu và hàng loạt các vụ án kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng đã phần nào khiến các NĐT không còn mặn mà.

Tuy nhiên, có thể thấy, ngân hàng vẫn là một lĩnh vực có nhiều lợi ích tiềm ẩn. Nó giải thích vì sao trên thị trường thời gian qua chứng kiến nhiều cuộc thâu tóm ngân hàng, những vụ đổi chủ và nhiều gương mặt đại gia mới xuất hiện.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa Chờ đại gia mới nhập cuộc

Trong trường hợp EVN thoái vốn khỏi ABBank, chưa biết ai là người sẽ vào thay thế. Tuy nhiên, qua thông báo bán đấu giá theo hình thức bán lô lớn (bán toàn bộ, không bán lẻ) với giá khởi điểm là 10.000 đồng/cổ phần (cao hơn giá ABBank trên thị trường OTC) có thể thấy người mua chắc hẳn phải là một NĐT trong nước lớn.

Trước đó, ĐHCĐ 2013 của Ngân hàng Đại Tín (TrustBank) đã thông qua phương án tái cơ cấu với khoảng 252 triệu cổ phiếu (tương ứng với hơn 84% vốn của ngân hàng này) sẽ được chuyển sang cho cổ đông mới. Nhiều người không hiểu ai sẽ mua nổi một lượng lớn cổ phiếu như vậy. Việc ra mắt Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (thay cho TrustBank) với sự xuất hiện của Tổng Giám đốc là Tổng thư ký Vnrea là ông Phan Thành Mai và cổ đông lớn là Thiên Thanh - một tập đoàn lớn trong lĩnh vực xây dựng đã cho thấy những thế lực chính thức chống lưng cho NH này.

Sự rút lui của ông Đặng Văn Thành và một số tổ chức tại Sacombank sau đó được thay thế bởi đại gia Trầm Bê, Ngân hàng Eximbank và một số NĐT khác.

Trước đó, thị trường tài chính Việt Nam còn chứng kiến những thương vụ đổi chủ khá rầm rộ như tại VietABank, TienPhongBank, Techcombank, MaritimeBank, GPBank.
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại thanh xuân
Riêng tại Techcombank, sự thay đổi đã lên tới ít nhất 3 lần với sự chuyển giao từ ông Hoàng Quang Vinh, ông Lê Kiên Thành sang bà Nguyễn Thị Nga, và giờ đây là dưới bàn tay của ông Hồ Hùng Anh cùng sự chi phối của Tập đoàn Masan.

Việc Vietnam Airlines sẽ bán nốt hơn 24 triệu cổ phần Techcombank (tương đương 2,7%), đánh dấu sự chấm dứt tư cách cổ đông tại ngân hàng này cho dù trước đó Vietnam Airlines từng là một trong những cổ đông sáng lập với tỷ lệ nắm giữ ban đầu lớn nhất, lên đến gần 20% vốn.

Quyết định thoái vốn của các doanh nghiệp khác như Savico, ACBS... hay của các đại gia như Đặng Thành Tâm, Đặng Văn Thành... sẽ giúp các doanh nghiệp, các ông chủ này thu về được một khoản tiền lớn cơ cấu lại nợ, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính của mình.

Hiện tượng thoái vốn khỏi ngân hàng có thể khiến cho tình hình đầu tư chéo, sở hữu loằng ngoằng, đầu tư dàn trải giảm bớt. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, thị trường có kẻ bán người mua, người thoái vốn thì có người đổ tiền vào.

Trong bối cảnh hiện nay, nhiều ngân hàng đang ngập ngụa trong nợ xấu, khó khăn, tín dụng không có đầu ra. Mặc dù vậy, nhìn về dài hạn, ngân hàng vẫn hấp dẫn không ít các đại gia. Một khi là cổ đông, đặc biệt là cổ đông lớn, doanh nghiệp sẽ có được ít nhiều thuận lợi trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Hiện tượng trong chán, ngoài thèm vẫn diễn ra. Nhiều doanh nghiệp vẫn đang thèm khát vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh và đầu tư vào ngân hàng là một lựa chọn.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại bình dương Theo vef
[Read More...]


Tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12%




Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu từ nay đến cuối năm, hệ thống ngân hàng thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng có hiệu quả để đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ở mức 12%.

Ngày 18-7, Thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNN về các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ (CSTT), tín dụng và hoạt động ngân hàng trong những tháng cuối năm 2013.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên NHNN yêu cầu các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp huy động vốn, chủ động cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn để đảm bảo thanh khoản, đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng đối với nền kinh tế, các nhu cầu thanh toán trong những tháng cuối năm 2013.

Bên cạnh đó, TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng có hiệu quả để đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ở mức 12% theo định hướng đã đề ra từ đầu năm nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ thị trường và góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh và đảm bảo an toàn hệ thống.

TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng được yêu cầu triển khai quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng giữa TCTD với khách hàng, tiếp tục khảo sát nhu cầu tín dụng để xây dựng các giải pháp, phương án tăng trưởng tín dụng cho từng địa bàn, những ngành và lĩnh vực ưu tiên…

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại long biên Thống đốc cũng yêu cầu các TCTD chấp hành nghiêm túc quy định của NHNN và các quy định khác của pháp luật về mua bán ngoại tệ, niêm yết tỷ giá, quản lý ngoại hối để ổn định thị trường ngoại hối và tỷ giá cũng như thực hiện đúng các quy định của NHNN và các quy định khác của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng, tất toán số dư huy động vốn bằng vàng…

Theo Chỉ thị này, TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải chủ động thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu và phòng ngừa, hạn chế nợ xấu gia tăng theo Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD và tiếp tục triển khai đồng bộ, khẩn trương các giải pháp cơ cấu lại theo phương án phù hợp với Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 - 2015.

Chỉ thị này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hà đông Theo baohaiquan
[Read More...]


Luôn nỗ lực để đưa ra dự toán thu chi tích cực, sát thực tiễn



Sáng 19-7, cuộc họp báo thường kỳ quý II-2013 của Bộ Tài chính đã diễn ra dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Thị Minh. Nhiều vấn đề xung quanh dự toán thu chi ngân sách, giá xăng dầu và các loại phí được các phóng viên quan tâm đặt ra.

Miễn, giảm thuế làm giảm thu 17.613 tỷ đồng

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa Điểm lại việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Tài chính trong 6 tháng qua, Chánh Văn phòng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, tổng thu NSNN đạt 43,7% dự toán, tăng 4,5% mức thực hiện cùng kỳ năm 2012.

Chi NSNN đạt 45,9% dự toán, trong đó chi đầu tư phát triển đạt 44,5% dự toán, chi trả nợ và viện trợ đạt 49,7% dự toán, chi phát triển các sự nghiệp kinh tế - xã hội, quản lý hành chính đạt 48,4% dự toán.

Bội chi NSNN 6 tháng đầu năm bằng 57% mức bội chi Quốc hội quyết định đầu năm.

Đối với việc gia hạn thuế: Tổng số có 105.037 người nộp thuế được gia hạn thuế GTGT với tổng số tiền là 4.428 tỷ đồng, 45.037 người nộp thuế được gia hạn thuế TNDN với số tiền là 952 tỷ đồng.

Dự kiến số giảm thu NSNN do thực hiện chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế năm 2013 khoảng 17.613 tỷ đồng (thuế GTGT khoảng 375 tỷ đồng; thuế TNDN khoảng 1.538 tỷ đồng; thuế BVMT đối với túi nilon khoảng 700 tỷ đồng; tiền thuê đất và tiền sử dụng đất khoảng 15.000 tỷ đồng); năm 2014 khoảng 17.580 tỷ đồng (thuế GTGT khoảng 500 tỷ đồng; thuế TNDN khoảng 2.080 tỷ đồng; tiền thuê đất và tiền sử dụng đất khoảng 15.000 tỷ đồng).

Dự toán đã được tính kỹ

Gần 20 câu hỏi được các phóng viên đặt ra tại cuộc họp báo đều xoay quanh những vấn đề đang được dư luận xã hội quan tâm.

Trước thắc mắc về việc liệu số thu NSNN không đạt có phải do việc lập dự toán không lường hết khó khăn của sản xuất kinh doanh, Thứ trưởng Nguyễn Thị Minh giải đáp: Với chức năng của mình, ngành Tài chính luôn nỗ lực, cố gắng, với tinh thần bám vào pháp luật, bám vào thực tiễn sản xuất kinh doanh để hàng năm đưa ra dự toán thu chi tích cực nhất, sát thực tiễn nhất.

Tuy nhiên, từ trước đến nay, việc xây dựng dự toán thường được tiến hành từ tháng 7 năm trước và lẽ dĩ nhiên, từ những nguyên nhân nội tại cũng như những tác động bên ngoài, bức tranh năm sau khi được nhìn nhận tại thời điểm này không thể tuyệt đối chính xác 100% được- Thứ trưởng Minh khẳng định.

Tăng viện phí, học phí để nâng chất lượng

Xung quanh băn khoăn của báo chí về việc thu Quỹ Bảo trì đường bộ, Thứ trưởng Minh nhấn mạnh, cơ quan quản lý đã cân nhắc rất kỹ trước khi ban hành chính sách.

"Các bạn sẽ thấy, với việc thu Quỹ Bảo trì đường bộ, một thời gian ngắn nữa thôi, số tiền đó sẽ được sử dụng để nâng cao chất lượng đường sá của chúng ta lên"- Thứ trưởng Minh nói.

Bên cạnh việc thu Quỹ, tất cả các trạm thu phí của NSNN đã được xóa bỏ, chỉ còn lại một số trạm thu phí BOT không phải xây dựng bằng vốn NSNN mà do tư nhân đầu tư với mức đầu tư rất lớn thì buộc phải giữ lại để cho nhà đầu tư thu lại vốn.

Về bản chất, số tiền Quỹ để phục vụ bảo trì, duy tu những tuyến đường bộ do NSNN xây dựng, còn người tham gia giao thông có quyền lựa chọn có đi trên các tuyến đường BOT hay không, nếu có thì phải đóng phí qua trạm.

Trả lời câu hỏi "Viện phí, học phí tới đây theo lộ trình sẽ coi là giá dịch vụ và tính bằng giá thị trường. Điều này có phù hợp khi dân còn khó khăn?", Thứ trưởng Nguyễn Thị Minh khẳng định, cần phải tăng để cải thiện chất lượng dịch vụ.

Về viện phí, Thứ trưởng cho biết: "Chúng ta sau hơn 17 năm mới điều chỉnh. Giá trong khung điều chỉnh này đều là những dịch vụ cơ bản, trước đây còn một số loại giá 1.000- 2.000 đồng, nay không phù hợp và cần phải thay đổi".

Việc nâng viện phí cũng nhằm mục đích để tất cả mọi người cùng được hưởng dịch vụ khám, chữa bệnh tốt nhất, khắc phục tình trạng tất cả vào viện đều trả giá rất thấp và chỉ được hưởng dịch vụ tương đương với mức viện phí đó.

Thứ trưởng chia sẻ, Bộ Tài chính đã tính toán kỹ và hết sức thận trọng trong việc điều chỉnh mức viện phí và theo lộ trình, cũng phải đến 2020 mới sát với giá thị trường.

Như vậy, những người có điều kiện sẽ được mua dịch vụ với mức khá hơn, đỡ bức xúc. Ngược lại, với người nghèo, người thuộc diện chính sách, Nhà nước đã có chính sách bảo hiểm y tế (người nghèo hỗ trợ 100%, người cận nghèo 70%) nên vẫn được hưởng chất lượng tốt hơn mà không ảnh hưởng đến mức đóng góp.

Trong quá trình tăng, Chính phủ vẫn sẽ tiếp tục kiên trì chính sách đóng góp cho các cơ sở giáo dục một nguồn nhất định để hỗ trợ cho các đối tượng học sinh, sinh viên nghèo, đối tượng chính sách để đảm bảo chất lượng học tập. Bên cạnh đó, việc mở rộng đối tượng cho vay tín dụng cho sinh viên cũng đang được triển khai tích cực.

Điều chỉnh giá thận trọng, có lộ trình, xóa bỏ quan điểm lo dân không đóng góp được mà không tăng dẫn đến chất lượng kém sẽ là tinh thần đổi mới sự nghiệp công trong thời gian tới đây.

Giá xăng có tăng đúng tần suất?

Đây là câu hỏi được nhiều phóng viên quan tâm sau đợt tăng giá xăng hôm 17-7. Đây là lần tăng giá xăng dầu thứ 3 liên tiếp trong hơn 30 ngày, với mức tăng tổng cộng 1.240 đồng/lít.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại long biên Ông Nguyễn Anh Tuấn- Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính khẳng định, việc điều chỉnh giá xăng dầu được thực hiện hoàn toàn nghiêm túc, hợp lý, bám sát với giá thế giới, lộ trình tăng giá hoàn toàn phù hợp với Nghị định 84 về quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu.

Theo ông Tuấn, tần suất doanh nghiệp được phép tăng giá xăng dầu tối thiểu là 10 ngày. Đối với điều chỉnh giá giảm, doanh nghiệp có thể được phép bất kỳ lúc nào tính toán hợp lý, tối thiểu 10 ngày doanh nghiệp không giảm thì cơ quan chức năng sẽ có yêu cầu.

Hơn nữa thời điểm tăng giá xăng dầu vào buổi tối ngày 17-7 được áp dụng chung cho cả nước trên cơ sở phù hợp cho thống kê, tính toán lợi nhuận của các doanh nghiệp. Đại diện Cục Quản lý giá khẳng định hoàn toàn không muốn làm bất ngờ cho người dân với thời điểm tăng giá như vậy.

Trên cơ sở tham khảo các cơ quan có chức năng, Bộ Tài chính dự báo lần tăng giá xăng dầu này có thể tác động tới chỉ số giá tiêu dùng (CPI) khoảng 0,1%.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại thủ đức Theo baohaiquan
[Read More...]


Sẽ bị thanh tra nếu không bán nợ xấu



Những ngân hàng có nợ xấu sẽ được xem xét mua lại, trong trường hợp giấu giếm không chủ động bán sẽ bị thanh tra, kiểm toán làm rõ để xử lý.

Đó là những biện pháp chủ yếu mà Công ty quản lý tài sản (VAMC) sẽ sử dụng để giải quyết gần 140.000 tỉ đồng nợ xấu hiện nay, khi chính thức ra mắt ngày 26/7.

“Siêu” công ty

Theo Nghị định 53 của Chính phủ, VAMC là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sở hữu 100% vốn với nhiệm vụ chính là xử lý nợ xấu cho hệ thống, hoặc cũng có thể đầu tư vào các doanh nghiệp (DN) thông qua mua cổ phần, góp vốn… Hai biện pháp kỹ thuật được dùng là: mua trực tiếp bằng tiền; phát hành trái phiếu đặc biệt để các ngân hàng mua lại bằng đúng món nợ xấu, các ngân hàng có thể dùng trái phiếu này thế chấp, vay tái cấp vốn từ NHNN.

Có thể thấy VAMC là một “siêu” công ty với đủ cơ chế ưu ái, đặc thù khi hoạt động không vì lợi nhuận, vốn điều lệ chỉ 500 tỉ đồng. Vốn mỏng nên VAMC được phát hành trái phiếu đặc biệt mua lại các món nợ xấu của ngân hàng, tất nhiên những món nợ phải có tài sản thế chấp và các DN phải còn khả năng trả nợ…

Việc mua bán nợ đòi hỏi phải rất minh bạch và quá trình giám sát cũng phải rất chặt chẽ. Bởi đa phần các khoản nợ hiện nay đều gắn nhiều đến thị trường bất động sản, nếu không giải trình minh bạch dễ dẫn đến sự hiểu lầm của dư luận...
TS. Lê Đăng Doanh Ngoài ra, theo Nghị định 53, nếu ngân hàng nào có nợ xấu chiếm trên 3% tổng dư nợ không bán lại, NHNN sẽ thanh tra, hoặc đề nghị kiểm toán và buộc phải bán lại. Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nhận xét cơ chế này dù hơi hướng mang tính chất “ép buộc” nhưng lại hết sức cần thiết trong bối cảnh nợ xấu cao, cần phải xử lý gấp và việc các ngân hàng lâu nay vẫn thường xuyên giấu giếm, không công khai tình trạng, mức độ nợ xấu thật.

Trước đó, vào cuối tháng 6/2013, Chánh thanh tra NHNN Nguyễn Hữu Nghĩa đã công bố tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng tính đến hết tháng 5/2013 là 4,65% tổng dư nợ, có 30 trong tổng số 124 tổ chức tín dụng có mức nợ xấu trên 3% tổng dư nợ. Như vậy, ngay sau khi đi vào hoạt động, NHNN đã có thể căn cứ vào quy định này để yêu cầu phải sớm bán lại nợ xấu cho VAMC.

Cần công khai minh bạch

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho rằng sau khi đi vào hoạt động VAMC sẽ xử lý được khoảng 40.000 đến 70.000 tỉ đồng nợ xấu trong 2013. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc này là hết sức khó khăn. Ông Nguyễn Văn Thuận, Trưởng khoa Tài chính ngân hàng - Trường đại học Mở TP. Hồ Chí Minh, nhận xét: “Khả năng này sẽ khó đạt vì năm 2013 chỉ còn có 5 tháng nữa. Công ty thì mới đi vào hoạt động nên thị trường cũng chưa kỳ vọng nhiều. Phải có thời gian thì khoản nợ xấu kia mới có thể giải quyết được”.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa Cũng theo ông Thuận, trong thời gian đầu, những khoản nợ xấu có thanh khoản cao được xử lý trước, lúc đó đồng vốn sẽ quay vòng nhanh để xử lý những khoản nợ xấu còn lại. “Các khoản nợ xấu có tài sản đảm bảo thường là bất động sản, khi những khoản nợ này được giải quyết, thanh khoản trên thị trường bất động sản sẽ tốt hơn. Dòng tín dụng từ ngân hàng đối với DN cũng sẽ tốt hơn”, ông Thuận đề xuất thêm.

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh (BDI), số nợ xấu 70.000 tỉ đồng quá lớn, trong khi những quy định về quy chế hoạt động của VAMC cũng như thông tư hướng dẫn hiện chưa được ban hành. Quan trọng hơn cả, đó chính là việc định giá lại nợ xấu hiện nay không hề đơn giản khi thị trường mua bán nợ xấu, cũng như các đơn vị định giá vẫn chưa thực sự chuyên nghiệp…

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại hà đông TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cho biết VAMC theo quy định chỉ xử lý nợ xấu có tài sản đảm bảo, thế chấp và DN có khả năng trả được nợ. Hiện tại, không ít DN không có tài sản thế chấp, tài sản không đủ giá trị, nên sẽ khó lòng được mua nợ. Vì vậy, việc kỳ vọng xử lý nhanh, cũng như làm sạch nợ trong hệ thống để khơi thông dòng tín dụng sẽ không hề đơn giản.

Về giải pháp dùng “tiền mặt” mua trực tiếp nợ theo giá thị trường, theo ông Thành, cũng hàm chứa nhiều yếu tố rủi ro cả về khâu định giá, cũng như khả năng thực sự của VAMC khi mức vốn điều lệ hiện nay chỉ có 500 tỉ đồng.

TS. Lê Đăng Doanh khẳng định việc mua bán nợ đòi hỏi phải rất minh bạch và quá trình giám sát cũng phải rất chặt chẽ. Bởi đa phần các khoản nợ hiện nay đều gắn nhiều đến thị trường bất động sản, nếu không giải trình minh bạch dễ dẫn đến sự hiểu lầm của dư luận... Vì vậy, VAMC cần phải công khai những khoản nợ xấu được xử lý để dư luận được biết.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hai bà trưng Theo tapchitaichinh


[Read More...]


Xuất khẩu điện thoại, dệt may tăng vọt trong tháng 7



Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 7/2013 của cả nước ước đạt 11,2 tỷ USD, tăng 1,7% so với tháng trước và tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2012. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu tháng 7 ước tính đạt 11 tỷ USD, tăng 2,6% so với tháng trước và tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại minh khai hai bà trưng Như vậy, trong tháng 7, cả nước xuất siêu ước khoảng 200 triệu USD, bằng 1,8% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu.

Tính chung 7 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 72,7 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 24,5 tỷ USD, tăng 1,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 48,2 tỷ USD, tăng 22%.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại thanh xuân Cũng trong 7 tháng qua, kim ngạch nhập khẩu đạt 73,5 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 32,1 tỷ USD, tăng 5,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 41,3 tỷ USD, tăng 24%.

Như vậy, nhập siêu 7 tháng năm 2013 là 733 triệu USD, bằng 1% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu.

Trong 7 tháng năm 2013, một số mặt hàng đạt mức kim ngạch xuất khẩu tăng cao, gồm điện thoại các loại và linh kiện đạt 11,6 tỷ USD, tăng 87% so với cùng kỳ năm trước, hàng dệt may (9,6 tỷ USD, tăng 16,3%),...

Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng giảm so với cùng kỳ năm trước, gồm: Dầu thô đạt 4,3 tỷ USD, giảm 9,1%; thủy sản đạt 3,4 tỷ USD, giảm 0,2%; máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng khác đạt 3,1 tỷ USD, giảm 1,8%; cà phê đạt 1,9 tỷ USD, giảm 22,8%;...
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hải phòng Theo vneconomy

[Read More...]


Cơ hội từ TPP cho cổ phiếu dệt may



Khả năng gia nhập TPP của Việt Nam là khá cao và đó là cơ hội "vàng" cho dệt may khi hầu hết thị trường lớn của Việt Nam đều tham gia TPP.

Trong 2 quý đầu năm 2013, dệt may là một trong số những ngành có tăng trưởng mạnh nhất. Các cổ phiếu TCM, TNG (chiếm phần lớn thanh khoản của ngành) đều có mức tăng rất mạnh so với đầu năm.

Khi tham gia vào TPP (The Trans - Pacific Partnership) - Đối tác chiến lược về Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương, hàng hóa Việt Nam được tiếp cận các thị trường trong khối với mức thuế quan thấp hoặc bằng 0. Do đó, ngành dệt may lại có lợi thế vượt trội khi hiện tại thuế suất dệt may vào Mỹ trung bình 17%. Biên lợi nhuận của ngành dệt may khá mỏng, nên thuế suất giảm sẽ cải thiện rất mạnh đối với biên lợi nhuận và doanh thu của ngành (nhất là các công ty đã đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của TPP).

Việt Nam khó hoàn thành đàm phán và gia nhập TPP trong năm 2013, nhưng khả năng gia nhập TPP của Việt Nam là khá cao. TPP dù không được ký trong năm 2013, thì vẫn sẽ là cú hích quan trọng đối với toàn bộ ngành dệt may Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá tiềm năng chung của ngành dệt may, các thông tin về khả năng đàm phán ra nhập TPP và tình hình tài chính, kinh doanh của các mã trong ngành trên sàn niêm yết, nhà đầu có thể bắt đầu lựa chọn các mã dệt may thỏa mãn các tiêu chí về sức khỏe tài chính và tiềm năng xuất khẩu, cũng như thanh khoản cho mục tiêu trung hạn.

Trong khi nhu cầu dệt may toàn thế giới năm 2013 dự kiến sẽ tăng 2,32%, trị giá 713 tỷ USD, thì kim ngạch xuất khẩu dệt may 4 tháng đầu năm của Việt Nam đạt 5,087 tỷ USD, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm trước. Tình hình sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may được dự báo lạc quan hơn trong những tháng tới khi đơn hàng sản xuất ổn định đến hết quý 3/2013. Nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng trong các tháng và quý còn lại của năm, xuất khẩu dệt may cả năm 2013 ước vượt 18,5 tỷ USD (tăng 23% so với 2012).

Trong khi các thị trường lớn đều giảm nhập khẩu nhưng xuất khẩu dệt may của Việt Nam lại tăng. Cụ thể, thị trường Mỹ giảm nhập khẩu dệt may 5% nhưng xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ lại tăng 12%. Thị trường châu Âu giảm 5% nhưng xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường này vẫn tăng 3%. Tương tự, thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc đều có tốc độ tăng trưởng 20%, trong đó, xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc vượt mốc 1 tỷ USD. Hiện tại, Mỹ là thị trường lớn nhất, chiếm 49,9% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may và chiếm 38,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ. Nhật Bản đứng thứ hai, chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may và chiếm 17% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản. Hàn Quốc đứng thứ ba, chiếm 8,7% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may và chiếm 19,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Hàn Quốc.

Ngành dệt may có tính gia công lớn, công nghiệp phụ trợ chậm phát triển, phụ thuộc khá lớn vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. Xuất khẩu của ngành đạt mức tăng trưởng khá nhưng nhập khẩu cho sản xuất của ngành cũng tăng mạnh (13,3%). Kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may trong 4 tháng đầu năm khá cao, với kim ngạch 4,286 tỷ USD, bằng 84,3% kim ngạch xuất khẩu dệt may. Cụ thể, vải (2,34 tỷ USD), sợi dệt (471 triệu USD), bông (393 triệu USD).

Dệt may Việt Nam hiện đang chịu áp lực cạnh tranh mạnh mẽ của một số nước, khiến xuất khẩu vào một số thị trường sụt giảm. Tuy đạt mức tăng trưởng kim ngạch tương đối khá so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành đang có nguy cơ giảm bởi sức tiêu thụ của thị trường thế giới chưa thực sự hồi phục; doanh nghiệp ngành dệt may vẫn tập trung xuất khẩu những mặt hàng trung và thấp cấp, sự cạnh tranh quyết liệt từ các nước xuất khẩu hàng dệt may khác… đã dẫn tới tình trạng đơn giá giảm từ đầu năm tới nay.

Các doanh nghiệp dệt may phân hóa khá rõ rệt về kết quả kinh doanh. Những doanh nghiệp lớn nhất như Việt Tiến, Nhà Bè, Phong Phú, Sông Hồng, Việt Thắng có biên lợi nhuận cao hơn hẳn các doanh nghiệp còn lại nhờ có lợi thế về quy mô, công nghệ, lao động cũng như các mối quan hệ kinh doanh lâu năm. Mức trả cổ tức năm 2012 của các công ty nói trên đều khá cao (khoảng 25%) và đang cam kết giữ mức cổ tức trên trong năm 2013. Trong khi đó nhiều doanh nghiệp trong ngành lại đang gặp rất nhiều khó khăn với vấn đề chi phí sản xuất tăng đáng kể do giá xăng tăng, phí vận chuyển tăng, lương nhân công tăng… Trên thực tế, một số doanh nghiệp trong ngành đã phải chấp nhận không lợi nhuận để duy trì sản xuất.

Nhật Bản chính thức trở thành thành viên thứ 12 của TPP sau vòng đàm phán thứ 18. Với sự tham gia của Nhật Bản, các nước thành viên TPP giờ đây chiếm gần 40% GDP và 1/3 giao dịch thương mại của toàn thế giới, trở thành hiệp định thương mại tự do lớn nhất từ trước đến nay. Nhật Bản gia nhập mang lại hy vọng lớn cho ngành dệt may Việt Nam do Nhật Bản là nhà nhập khẩu lớn thứ ba của dệt may Việt Nam (12%) sau Mỹ (55%) và EU (18%). Trong số các công ty dệt may đã niêm yết trên thị trường chứng khoán, Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM) sẽ là một sự lựa chọn do 40% sản lượng của TCM được xuất khẩu sang Nhật và Hàn Quốc. Tổng cộng, gần 80% sản lượng của TCM đã được xuất khẩu sang các nước thành viên TPP (Mỹ và Nhật Bản) và có thể được hưởng mức thuế 0% một khi các cuộc hội đàm thành công. TCM là một trong số ít các công ty dệt may Việt Nam có chuỗi sản xuất khép kín từ sợi đến quần áo và đáp ứng nguyên tắc “Từ sợi trở đi” đầy khắt khe của TPP.

Khi tham gia vào TPP, hàng hóa Việt Nam được tiếp cận các thị trường trong khối với mức thuế quan thấp hoặc bằng 0. Hiện tại trong số các mặt hàng xuất khẩu vào Mỹ, dệt may đang có thể được hưởng lợi nhiều nhất. Do đó ngành dệt may lại có lợi thế vượt trội khi hiện tại thuế suất dệt may vào Mỹ đang ở mức từ 5% đến 25%. Mức bình quân thuế suất hiện tại đang khoảng 17%.

Mỹ yêu cầu sản phẩm dệt may xuất khẩu vào nước này, để hưởng thuế 0%, phải được sản xuất từ sợi trở đi trong khu vực TPP (sợi-dệt-nhuộm-vải-may). Trong khi Việt Nam bảo vệ quan điểm giữ nguyên nguyên tắc cắt – may đo (tức là tín xuất xứ từ vải trở đi). Hiện nay nguyên phụ liệu nhập khẩu chiếm 70-80% giá thành sản phẩm và được nhập chủ yếu từ Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc (những nước chưa tham gia đàm phán TPP). Như vậy các doanh nghiệp được hưởng lợi nhiều nhất là các doanh nghiệp có nguồn sợi tự sản xuất (hiện trên sàn niêm yết chỉ có TCM có thể đạt tiêu chí này).

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải dương Tuy nhiên, ở diễn biến mới nhất theo Hội đồng quốc gia Dệt May Mỹ (NCTO), phía Mỹ đã đưa ra danh sách 170 mặt hàng được xem là thiếu cung ở Mỹ và sẽ được cung cấp một ngoại lệ theo quy định xem xét nguồn gốc xuất sứ kể từ từ sợi trở đi. Dù các dòng sản phẩm này được coi chỉ bằng 1/10 số bên phía Việt Nam kỳ vọng nhưng cũng mở ra khả năng đàm phán mới cho cả 2 phía.

Việt Nam khó lòng hoàn thành đàm phán và gia nhập TPP trong năm 2013, nhưng diễn biến có thể từ phía Mỹ quá trình này có thể sớm được đẩy nhanh. Trong số các thành viên tham gia đàm phán Hiệp định này, Mỹ là “đối tác khó tính” nhất để Việt Nam đạt được các thỏa thuận “tốt” trong TPP, do các rào cản Mỹ dựng lên.

Chỉ có một số mặt hàng trong danh sách thiếu cung ở Mỹ mới được hưởng thuế suất bằng 0, phần nhỏ còn lại sẽ được giảm thuế, hoặc sẽ có những lộ trình nhất định phụ thuộc vào khả năng đàm phán của Việt Nam. Mỹ cũng là đối tác nhập khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam, và tiềm năng tăng trưởng ở thị trường Mỹ còn rất lớn. Nhưng dù sao đây cũng là thông tích cực và cú hích quan trọng với ngành dệt may Việt Nam phát triển, và là cơ hội cho các doanh nghiệp dệt may đổi mới mình và tận dụng những cơ hội do hiệp định mang lại.

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hà đông Hiệp định thương mại tự do song phương (FTA) đã qua phiên đàm phán thứ ba của giữa Việt Nam và EU đã diễn ra cuối tháng 4/2013. Dự kiến hai phía sẽ kết thúc các vòng đàm phán FTA để đi đến ký kết vào năm 2014. Khi đó, Việt Nam và EU sẽ chuyển từ quan hệ hỗ trợ, phụ thuộc sang quan hệ đối tác bình đẳng. Khả năng tiếp cận thị trường EU của doanh nghiệp xuất khẩu sẽ tăng mạnh do 90% dòng thuế của các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường này sẽ được giảm xuống 0%. Ngoài ra, các nhà xuất khẩu Việt Nam có thêm cơ hội được EU hỗ trợ công nghệ, đào tạo về kỹ thuật, thúc đẩy chuyển giao kỹ thuật. Nhưng thị trường EU không lớn như Mỹ, do vậy thông tin về FTA cũng không có ảnh hưởng và được kỳ vọng nhiều như TPP.

Triển vọng năm 2013, ngành dệt may có khả năng đạt kim ngạch xuất khẩu 18,5- 19 tỷ USD (tăng trưởng 21% so với 2012). Dự kiến quy mô các thị trường chính đều có tăng trưởng khá nhất là Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và EU. TPP dù không được ký trong năm 2013, thì vẫn sẽ là cú hích quan trọng đối với toàn bộ ngành dệt may Việt Nam.

Trên cơ sở đánh giá tiềm năng chung của ngành dệt may, các thông tin về khả năng đàm phán ra nhập TPP và tình hình tài chính, kinh doanh của các mã trong ngành trên sàn niêm yết, nhà đầu tư có thể bắt đầu lựa chọn các mã dệt may thỏa mãn các tiêu chí về sức khỏe tài chính và tiềm năng xuất khẩu cho mục tiêu trung hạn. Sự lựa chọn trong số các doanh nghiệp niêm yết không nhiều, TCM và TNG có thông tin cơ bản cũng như mức thanh khoản khả quan nhất và là doanh nghiệp có khả năng được hưởng lợi nhiều nhất từ kỳ vọng ra nhập TPP./.
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại long biên Theo tapchitaichinh
[Read More...]


Tín dụng - "bơm" hay không nên "bơm"?



Đó là góc nhìn của chuyên gia kinh tế Huỳnh Thế Du, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright trong cuộc trao đổi với Thanh Niên về các nút thắt trên thị trường hiện nay.

* Ngân hàng (NH) thừa vốn, doanh nghiệp (DN) thiếu vốn, mệnh đề này kéo dài đang tạo nên tâm lý bằng mọi cách phải bơm tín dụng để "chữa" căn bệnh trì trệ của nền kinh tế, quan điểm của ông thế nào?

- Tôi cho rằng nền kinh tế hiện đã quá nhiều tiền. Tính một cách thận trọng, tổng dư nợ tín dụng/GDP đã lên tới 1,2 lần. Đây là một tỷ lệ rất lớn với điều kiện kinh tế VN. Vậy tiền đang nằm ở đâu, tại sao tiền nhiều nhưng vẫn có cảm giác thiếu thốn? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải ngược trở lại quá trình chuyển đổi kinh tế nhà nước sang tư nhân trước đây. Sau khi chuyển đổi, không ít DN lớn có "quan hệ", thậm chí tự thành lập ra các NH nên vốn đổ vào cho họ rất lớn. Tín dụng cho khu vực ngoài quốc doanh đã chiếm tới 2/3 tổng dư nợ. Đáng nói là một phần rất lớn được các DN đầu cơ vào bất động sản và những tài sản khác. Trong khi đó, hoạt động sản xuất kinh doanh có thể tạo ra sản phẩm, tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế; DN vừa và nhỏ không có quan hệ lại thiếu vốn.

Vấn đề hiện nay không phải là thiếu vốn mà là phân bổ vốn chưa hợp lý. Vì vậy, việc phải làm là chuyển một phần tín dụng có tính chất đầu cơ, kém hiệu quả sang các lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả hơn

Ý tôi muốn nói là, vấn đề hiện nay không phải là thiếu vốn mà là phân bổ vốn chưa hợp lý. Vì vậy, việc phải làm là chuyển một phần tín dụng có tính chất đầu cơ, kém hiệu quả sang các lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả hơn.

* Khái niệm "nắn dòng" tín dụng đã được đặt ra khá lâu rồi nhưng vẫn không thực sự hiệu quả, tại sao vậy thưa ông?

- Lý do lớn nhất theo tôi là do chúng ta vẫn tiếp tục "bơm" tín dụng nên các hoạt động đầu cơ, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả vẫn cảm thấy có cơ hội để bấu víu. Tôi lấy ví dụ, những dự án đang đầu tư dở dang hoặc đã hoàn thiện nhưng bỏ hoang, chủ sở hữu có muốn bán không? Chắc chắn không vì bán sẽ lỗ nặng, thậm chí mất cả vốn chủ sở hữu. Còn giữ, họ hy vọng sẽ lấy lại phần đầu tư. Nếu cứ bơm tín dụng, họ càng có cơ hội duy trì mà tiền thì chảy vào chỗ không hiệu quả.

* Ý ông là chúng ta không nhất thiết phải cố gắng thực hiện kế hoạch tăng trưởng tín dụng 12% trong năm nay?

- Đúng thế. Chúng ta phải thẳng thắn với nhau rằng, đối tượng vay được tiền gần như vẫn chỉ là các DN lớn vừa hoạt động cái này, vừa hoạt động cái kia. Hành vi của DN rất đơn giản. Bình thường thì họ sẽ tập trung vào hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhưng đứng trên ngưỡng cửa "được - mất" thì họ sẽ tập trung vào các hoạt động khả năng mất nhiều hơn. Và như thế, tín dụng bơm ra sẽ tiếp tục chảy vào đầu cơ, chảy vào bất động sản. Tôi cho rằng công cụ tín dụng đã không còn phát huy hiệu quả với cơ chế phân bổ hiện tại. Nếu tiền vẫn được bơm ra thì hoạt động đầu cơ lại có cơ hội để nhận phần tín dụng và nó sẽ tiếp tục giữ cái dự án bỏ hoang nói trên. Kinh tế sẽ tiếp tục đình trệ.

Tiền sẽ đi đâu?

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương Tiến sĩ Lê Thẩm Dương phân tích: mâu thuẫn hiện nay là nếu không tăng tín dụng thì các chỉ tiêu vĩ mô khó đảm bảo, các NH khó sống vì không có lãi. Nhưng tăng thì chất lượng chắc chắn sẽ giảm bởi chúng ta nói tăng không hạ chuẩn nhưng thời điểm này, lấy đâu ra DN đủ "chuẩn"? Hơn nữa, tăng trong khi tồn kho chưa giải quyết được, nợ xấu chưa xử lý, niềm tin thị trường chưa khôi phục thì tiền sẽ đi đâu? Tôi cho rằng, không nên tăng bằng mọi giá. Chúng ta có thể không đạt kế hoạch tăng trưởng tín dụng đề ra nhưng có được sự ổn định, đó mới là điều quan trọng.

* Vậy chúng ta phải "nắn" tín dụng như thế nào cho hiệu quả, thưa ông?

- Cái khó hiện nay là sự lẫn lộn giữa phần tốt và không tốt trong cùng một "cơ thể" DN. Những DN đã đầu cơ nhiều trong thời gian qua bị dính chùm giữa có hiệu quả và không có hiệu quả. Rồi các DN vừa và nhỏ hoạt động kinh doanh vẫn tốt nhưng tài sản đảm bảo không có nên không vay được vốn; Hay nhiều DN có phương án kinh doanh khả thi, có điều kiện hoạt động tốt nhưng không tiếp cận được tín dụng... Phải có cơ chế tách giữa cái xấu và cái tốt, sau đó dồn nguồn lực cho những hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

* Theo ông thì cơ quan nào sẽ đứng ra làm việc này?

- Hãy để cho cơ chế thị trường tự làm chứ không ai có thể làm thay được. Đó là quá trình mua bán sáp nhập DN, quá trình giải thể, tái sản xuất...

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng * Nhưng như ông vừa nói, có những hoạt động có hiệu quả và không hiệu quả dính chùm nhau trong cùng một DN, nếu chúng ta để thị trường tự xử lý, rất có thể sẽ dẫn đến chết chùm?

- Nếu ta ngưng tín dụng thì phần kém hiệu quả sẽ chết, phần hoạt động có hiệu quả sẽ có người chủ mới "nhảy" vào mua. Cái này gọi là sự phá hủy sáng tạo. Sự chết chùm (mà cô lo lắng) thực tế chỉ là thay chủ sở hữu. Ông chủ sở hữu cũ sẽ trắng tay và một ông chủ sở hữu mới sẽ thay thế. Vậy nên cứ mạnh dạn để thị trường đào thải. Tài sản của DN cũng thế chấp NH, khi đổi chủ sẽ xác định được phần nợ nào mất đi. Phần nợ xấu lòi ra thì NH phải tìm cách xử lý; phần DN mất, DN phải xử lý. Nếu phần nợ xấu của NH có khả năng dẫn đến vốn chủ sở hữu bị âm thì lại xảy ra quá trình đổi chủ tiếp. Cơ chế là như thế.

* Ông cho rằng ngưng bơm tín dụng có ảnh hưởng gì đến lãi suất?

- Lãi suất luôn "nhìn" lạm phát. Nếu lạm phát được kéo xuống thì lãi suất tự động được kéo xuống. Thay vì cố gắng thực hiện kế hoạch tăng trưởng tín dụng, tôi cho rằng NHNN nên tập trung hơn nữa vào vấn đề xử lý nợ xấu. Phải ép bán các dự án bỏ hoang nói trên. Muốn vậy, chỉ có cách đừng cho họ vay nữa. Lúc đó, chủ sở hữu buộc phải bán đi. Người mua chắc chắn không để đó, vì để đó họ sẽ không mua. Dự án được sử dụng là tạo ra giá trị gia tăng, tạo ra hiệu quả cho xã hội. Nếu không được bán đi, hạch toán bên vay vẫn là 1.000 tỉ đồng nhưng thực chất thị trường chỉ còn 500 tỉ đồng. Tình trạng bỏ hoang, lãng phí tiếp tục duy trì không biết đến bao giờ.
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại hải phòng
* Theo ông, việc này có mất nhiều thời gian không?

- Nếu ta cứ đặt kế hoạch 6 tháng hay từ nay cuối năm... phải đạt mức tăng trưởng A, B, C nào đó thì sẽ mâu thuẫn với mục tiêu dài hạn. Nếu để thị trường tự sàng lọc khắc nghiệt thì những người có khả năng quản lý tốt, kinh doanh hiệu quả sẽ tiếp nhận được nguồn lực của nền kinh tế. Còn những DN, cá nhân làm ăn bết bát, lao theo đầu cơ phải chấp nhận mất phần tài sản. Nói cách khác, nó chỉ là sự chuyển dịch tài sản, nguồn lực của nền kinh tế từ người sử dụng kém hiệu quả hơn sang người có hiệu quả hơn. Và khi đó, kinh tế sẽ thoát khỏi sự đình trệ hiện nay để hoạt động có hiệu quả hơn.
Phải đảm bảo 4 yêu cầu

Theo tôi, tăng tín dụng hiện nay phải đảm bảo 4 yêu cầu sau: Đầu tiên là không hạ chuẩn cho vay để tăng tín dụng lại đi kèm với tăng nợ xấu. Thứ hai là những DN nếu được vay thêm một phần tín dụng sẽ "sống" thì đừng để họ chết. Thứ ba là phải giảm lãi suất trung hạn để giúp DN lên kế hoạch đầu tư dài hạn và cuối cùng là tăng tín dụng để tăng tổng cầu mà không tăng lạm phát.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại bình dương Theo thanhnien


[Read More...]


Tháo nút thắt vốn



Tốc độ tăng trưởng tín dụng ngành ngân hàng những tháng gần đây đã khởi sắc và nguồn vốn cho doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ, được khơi thông tốt hơn.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại quận 3 Đánh giá về hoạt động tín dụng của ngân hàng (NH), ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NH Nhà nước chi nhánh TP.HCM, cho biết: “Tốc độ tăng trưởng tín dụng gần đây tăng khá nhanh. Trong 6 tháng đầu năm, tốc độ tín dụng của các NH trên địa bàn thành phố tăng 4,58%, trong khi 5 tháng đầu năm chỉ tăng 2,58%. Trong đó, dư nợ tín dụng tiền đồng có chiều hướng tăng mạnh hơn, tăng 10,09% so với đầu năm; còn dư nợ ngoại tệ lại giảm khá mạnh 14,88%”.

Ông Nguyễn Phước Thanh, Tổng giám đốc NH TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), cũng cho biết tốc độ tăng trưởng tín dụng tiền đồng tại Vietcombank 6 tháng đầu năm tăng mạnh, đặc biệt ở khu vực thể nhân, doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ. Tuy nhiên, tổng dư nợ cho vay nói chung của Vietcombank giảm, do sự sụt giảm khá mạnh từ tín dụng ngoại tệ. “Sở dĩ tín dụng ngoại tệ giảm mạnh là do đối tượng được vay ngoại tệ thu hẹp, các NH nước ngoài cho vay ngoại tệ với mức lãi suất thấp hơn”, ông Thanh lý giải.

Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, trong thời gian qua NH Nhà nước cùng các NH đã triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ những khó khăn cho các DN, trong đó có việc đánh giá lại khả năng trả nợ của khách hàng để thực hiện cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn giảm lãi vốn vay… (theo chỉ đạo của NH Nhà nước tại Thông báo 198-TB-NHNN và Quyết định 780/NHNN). Tính đến trung tuần tháng 7, đã có 90.017 khách hàng của các NH trên địa bàn thành phố được hỗ trợ theo Quyết định 780 và Thông báo 198 với dư nợ 322.734 tỉ đồng, trong đó 6.632 khách hàng được cơ cấu lại với dư nợ 102.413 tỉ đồng và 83.385 khách hàng được điều chỉnh giảm lãi suất với dư nợ 220.321 tỉ đồng. Cơ chế này đã góp phần giúp DN giảm chi phí trả lãi, giảm áp lực trả nợ, từ đó có điều kiện cân đối lại hoạt động sản xuất kinh doanh, vượt qua khó khăn.

Cần tính lại lãi suất

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại hà đông Việc tín dụng, đặc biệt tín dụng tiền đồng, có những khởi sắc hơn so với những tháng trước là điều đáng mừng, bởi nó cho thấy DN đã có thể hấp thụ vốn. Thế nhưng, nhìn vào cơ cấu tín dụng ngắn, trung - dài hạn của các NH, thì hầu hết các DN chủ yếu vay ngắn hạn từ 3 đến 6 tháng. Hợp đồng vay trung - dài hạn cũng có nhưng không đáng kể. Thực trạng này cho thấy các DN vẫn chưa lạc quan tính đến việc đầu tư dài hạn. “Đến quý 3 và 4, tôi hy vọng các hợp đồng vay trung - dài hạn sẽ tăng khi các DN mạnh dạn đầu tư. Còn hiện nay hợp đồng vay ngắn hạn chiếm đa số khi mãi lực tiêu thụ trên thị trường đang phục hồi từ từ”, ông Phan Huy Khang, Tổng giám đốc Sacombank, kỳ vọng.

TS Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị DN Trường đại học Ngân hàng TP.HCM, cho rằng con số tăng trưởng tín dụng cần được phân tích rõ tăng ở khối DN hay cá nhân, để có chính sách tài chính phù hợp. Việc các DN chỉ mới tập trung vay ngắn hạn đã tồn tại từ 5 năm trở lại đây. Điều này cho thấy niềm tin của DN vẫn chưa có, DN vẫn chưa đủ cơ sở để xây dựng một chiến lược đầu tư lâu dài. “Các DN vẫn còn tâm lý vay ngắn hạn để sống “lai rai”, chứ ký một hợp đồng dài hơi thì ngại mạo hiểm. Hơn nữa, lãi suất cho vay của hợp đồng tín dụng trung - dài hạn cao hơn ngắn hạn thì không DN nào tính đến vay trung - dài hạn trong bối cảnh lãi suất có xu hướng giảm”, TS Dương phân tích.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại thủ đức

Theo gdt
[Read More...]


Lãi kinh doanh xăng dầu thấp?



Ông Trần Ngọc Năm - Phó Tổng giám đốc Petrolimex- cho biết: lợi nhuận kinh doanh xăng dầu bình quân chỉ đạt 31% so với lợi nhuận định mức quy định.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận hợp nhất trước thuế TNDN của Petrolimex đạt 898 tỷ đồng. Dư luận cho rằng Petrolimex đang "lãi lớn". Xin ông giải thích rõ khoản lợi nhuận này từ những nguồn thu nào?

- Về lợi nhuận trước thuế hợp nhất (của tất cả các lĩnh vực kinh doanh tại Việt Nam và ở nước ngoài), Petrolimex chỉ đạt 45% so với nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông (1.980 tỷ đồng).

Ông Trần Ngọc Năm- Phó tổng giám đốc Petrolimex:Lợi nhuận kinh doanh xăng dầu trước thuế tại Việt Nam, bình quân đạt 94 đồng/lít, kg; tương ứng với khoảng 31% so với lợi nhuận định mức trong công thức tính giá cơ sở quy định.

Về lợi nhuận kinh doanh xăng dầu trước thuế tại Việt Nam - đây là điểm mà báo chí, công luận cả nước quan tâm - cũng chỉ đạt 388,22 tỷ đồng, bình quân đạt 94 đồng/lít, kg; tương ứng với khoảng 31% so với lợi nhuận định mức trong công thức tính giá cơ sở quy định tại Thông tư số 234/2009/TT-BTC ngày 15/12/2009 của Bộ Tài chính và đạt 46,27% kế hoạch Đại hội đồng cổ đông năm 2013 đã thông qua (839 tỷ đồng).

Đây là lợi nhuận truớc thuế của Công ty Mẹ - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và 42 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do Petrolimex đầu tư 100% vốn) hoạt động tại Việt Nam, chịu sự chi phối của Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

Theo các số liệu nói trên đã cho thấy, lợi nhuận trong kinh doanh xăng dầu nội địa của Petrolimex đạt thấp do mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội; vì thế, trong 6 tháng đầu năm 2013, Chính phủ tiếp tục điều hành giá bán xăng dầu trong nước dần tiếp cận với sự biến động của giá xăng dầu thế giới, đồng thời đảm bảo hài hoà lợi ích Nhà nước - Doanh nghiệp - Người tiêu dùng.

Đối với khoản lợi nhuận trước thuế là 898 tỷ đồng thì sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp lợi nhuận còn lại của Petrolimex là bao nhiêu?

- Tại bản công bố thông tin, Petrolimex đã công bố lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 687 tỷ đồng. Nếu tính trên số vốn kinh doanh do chủ sở hữu đầu tư và các cổ đông khác góp vốn thì tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn đạt 4,7%.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại thanh xuân Theo quy định của chế độ tài chính hiện hành, khi kết thúc năm tài chính, lợi nhuận sau thuế được phân bổ vào các quỹ theo quy định của pháp luật; chủ yếu là để bảo toàn vốn, duy trì trạng thái hoạt động bình thường của doanh nghiệp và chia cổ tức cho các cổ đông; trong đó, cổ đông chi phối là nhà nước hiện nắm giữ 95,1% vốn điều lệ.

Để minh bạch hóa lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương yêu cầu Petrolimex xây dựng đề án minh bạch hóa, ông có thể cho biết hướng xây dựng đề án này?

- Chúng tôi sẽ có báo cáo lên Bộ về đề án này. Trong đó, báo cáo của chúng tôi sẽ xuất phát từ các quan điểm Tổng giám đốc Petrolimex đã công bố tại bài "Minh bạch xăng dầu: 5 vấn đề từ góc nhìn doanh nghiệp".

Minh bạch là một khái niệm tổng thể và toàn diện, gồm nhiều thành tố không thể tách rời, ở đó có: Chính phủ, liên bộ, tổ giám sát/điều hành, doanh nghiệp và cả các cơ quan báo chí; nhưng phải bắt đầu từ "cơ chế"; tức là, từ nghị định mới về kinh doanh xăng dầu.

Để minh bạch, tôi cũng cho rằng, nghị định sắp tới cần phân định rõ vai trò, vị trí của giá cơ sở và cơ quan công bố giá cơ sở duy nhất là Bộ Tài chính - làm "vật chuẩn" để các doanh nghiệp tổ chức hoạt động kinh doanh, để người tiêu dùng thực hiện quyền giám sát.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại long biên Theo vef


[Read More...]


Thu ngân sách ở Hải quan Bắc Ninh đạt 53,9%



Theo Cục Hải quan Bắc Ninh, tổng số thu ngân sách nhà nước (NSNN) của đơn vị tính đến 15/8 đạt 3.132 tỷ đồng, bằng 53,9% so với chỉ tiêu được giao năm 2013 (5.810 tỷ đồng).
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại tphcm
Chi cục Hải quan Bắc Giang thu NSNN tăng 222%

Theo Cục Hải quan Bắc Ninh, số thu NSNN hàng tháng của đơn vị có xu hướng tăng đều. Cụ thể, tại một số đơn vị như Chi cục Hải quan Bắc Ninh, tốc độ thu NSNN bình quân mỗi tháng tăng 8,3%; Chi cục Hải quan ICD Tiên Sơn kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân mỗi tháng tăng 10%, tốc độ thu NSNN bình quân mỗi tháng tăng 11%.

Đặc biệt, Chi cục Hải quan Bắc Giang (thuộc Cục Hải quan Bắc Ninh) đã sớm hoàn thành số thu NSNN. Đồng thời, cũng là đơn vị có số thu NSNN tăng ấn tượng nhất, tăng 222,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 493,5 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu được giao 59,2% (310 tỷ đồng).

Giải thích về số thu NSNN tăng cao, Cục Hải quan Bắc Ninh cho biết là do số thu phát sinh đột biến từ thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định thuộc Dự án mở rộng và cải tạo nhà xưởng của Công ty TNHH một thành viên phân đạm và hóa chất Hà Bắc (247,61 tỷ đồng) và Dự án mở rộng nhà máy của Công ty TNHH Hosiden Việt Nam (56,56 tỷ đồng).

Tuy nhiên, theo Cục Hải quan Bắc Ninh, mặc dù bình quân tốc độ thu NSNN hàng tháng tăng đều nhưng tổng số thu lại thấp hơn so với cùng kỳ 2012. Ví dụ như số thu NSNN của 10 doanh nghiệp vệ tinh có số thu lớn hàng năm tính đến thời điểm cuối tháng 7 đều giảm (giảm 187 tỷ đồng so với cùng kỳ 2012).

Điển hình như số thu NSNN Công ty Em-Tech Việt Nam tính đến thời điểm hết tháng 7 mới đạt 54,7 tỷ đồng, giảm 77,3 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái (năm 2012 đạt 132,3 tỷ đồng), hay Công ty TNHH Bujeon VN Electronics thu NSNN giảm 35,3 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại long biên Quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách

Mặc dù đã có đơn vị sớm hoàn thành số thu NSNN như Chi cục Hải quan Bắc Giang (đạt 159%) hay Chi cục Hải quan Thái Nguyên đạt 77,3% nhưng tổng số thu NSNN tính đến thời điểm hiện tại của Cục Hải quan Bắc Ninh mới đạt 3.132 tỷ đồng, đạt 53,9%. Bên cạnh đó, Chi cục Hải quan Bắc Ninh, là đơn vị có chỉ tiêu giao nhiều nhất (3.300 tỷ đồng) nhưng mới thu đạt 1.614 tỷ đồng, đạt 48,9% chỉ tiêu được giao.

Nắm bắt được thực tế này, để tăng nguồn thu NSNN, hoàn thành chỉ tiêu được giao, Cục Hải quan Bắc Ninh đã triển khai nhiều biện pháp nhằm tăng nguồn thu như: đẩy mạnh công tác kiểm tra sau thông quan, chống buôn lậu; công tác thu hồi nợ đọng thuế.

Cụ thể từ đầu năm đến nay, Cục Hải quan Bắc Ninh đã phát hiện 61 vụ vi phạm hành chính, phạt tiền hơn 141,8 triệu đồng. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở hải quan và trụ sở doanh nghiệp, ra quyết định ấn định thuế số tiền trên 824 triệu đồng.

Đồng thời, trong công tác chống buôn lậu, Đội Kiểm soát hải quan đã phát hiện và xử lý vi phạm đối với Công ty Hanshin Polimer với số tiền là 742,6 triệu đồng. Bắt giữ 2 vụ vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền là 410 triệu đồng, đóng góp vào số thu chung của đơn vị là 3.132 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Cục Hải quan Bắc Ninh cũng đã tăng cường công tác kiểm tra, chống thất thu qua giá, qua mã số hàng hóa và số lượng khai báo; phối hợp với các lực lượng chức năng trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại; phối hợp với các khu công nghiệp, Cục Thuế địa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hà đông Theo tapchitaichinh


[Read More...]


TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page