Ngăn chặn nhiều hàng cấm qua đường hàng không



Thời gian gần đây, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất- Cục Hải quan TP.HCM liên tục phát hiện các vụ vận chuyển hàng cấm là thiết bị phá hoại an ninh quốc gia, ma túy, ngà voi… với những thủ đoạn cất giấu tinh vi.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng
Cơ quan Hải quan khám xét lô ngà voi nhập lậu ngày 10-6. Ảnh: T.HÒA

Ngày 14-6, trong Lễ chào cờ đầu tuần, lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã công bố Thư khen của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Ngọc Túc động viên, khen ngợi CBCC Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và Đội 3- Cục Điều tra chống buôn lậu trong vụ bắt giữ 110 kg ngà voi châu Phi.

Trước đó, ngày 10-6, qua công tác điều tra, nghiên cứu nắm tình hình, Cục Điều tra chống buôn lậu- Tổng cục Hải quan phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất- Cục Hải quan TP.HCM thực hiện lệnh khám xét 1 lô hàng nhập khẩu qua đường hàng không, phát hiện một lượng lớn ngà voi. Lô hàng trên được nhập khẩu từ Nigeria qua Doha (Qatar) về sân bay Tân Sơn Nhất. Trên vận đơn thể hiện người gửi là B.J người nhận là S.S (tên người gửi và người nhận đều viết tắt). Hàng hóa trong lô hàng này thể hiện là đồ dùng cá nhân. Qua điều tra, theo dõi, cơ quan Hải quan phát hiện có nhiều dấu hiệu nghi vấn nhập khẩu hàng cấm từ lô hàng này, nên đã quyết định khám xét toàn bộ lô hàng trên theo quy định. Kết quả kiểm tra thực tế cho thấy, trong lô hàng chứa 77 cái ngà voi (trọng lượng 110kg), được cất giấu rất tinh vi, trị giá ước tính khoảng 4,4 tỉ đồng. Trước đó, vào đầu tháng 4-2014, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất cũng phát hiện ông N.Đ.M. (Hà Nội) nhập cảnh mang trái phép 23,41 kg sản phẩm chế tác từ ngà voi châu Phi, trị giá gần 200 triệu đồng.

Các mặt hàng trên thuộc danh sách các loài động vật hoang dã thuộc diện quản lý của Công ước về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp ban hành kèm Thông tư 40/2013/TT-BNNPTNT ngày 5-9-2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Quyết định số 11/2013/QĐ-TTg ngày 24-1-2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấm xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán mẫu vật một số loài động vật hoang dã.

Mới đây, trong vụ hơn 5 kg cocain trị giá trên 32 tỉ đồng do Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất phối hợp bắt giữ vào đêm 6-6 lại cho thấy thủ đoạn cất giấu ma túy của các đối tượng ngày một tinh vi, xảo quyệt. Đối tượng vận chuyển là một nữ hành khách, người Thái Lan. Khi hành lý của đối tượng đưa qua máy soi, cơ quan Hải quan phát hiện trên máy soi không rõ hình ảnh nghi vấn. Tuy nhiên, bằng các biện pháp nghiệp vụ và thông tin điều tra, Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã thực hiện lệnh khám xét trọng điểm đối với đối tượng. Sau khi đưa toàn bộ quần áo, hàng hóa trong valy ra, các cán bộ Hải quan đã tìm thấy 5 kg cocaine được ép mỏng bọc trong giấy bạc và đóng giấu kín trong các hộp mỹ phẩm.



Hơn 5 kg cocain giấu trong valy. Ảnh: T.HÒA

Không chỉ phát hiện ma túy, ngà voi…, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất còn phát hiện nhiều hàng cấm liên quan đến an ninh quốc gia. Ngày 13-5 vừa qua, Chi cục đã phối hợp với Công an TP.HCM kiểm tra lô hàng nhập khẩu theo vận đơn số 7381406895, gửi cho người nhận là Nguyễn Văn Trung, ngụ tại huyện Hóc Môn, TP.HCM, phát hiện có 11 bộ thiết bị điện tử là máy phá sóng điện thoại và 3 thanh kiếm bằng kim loại dài 1,1 m, thuộc loại mặt hàng cấm nhập khẩu. Theo ông Nguyễn Văn Thư, Phó Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, trong những năm qua, Bộ Thông tin-Truyền thông và Tổng cục Hải quan nói chung cũng như Cục Tần số vô tuyến điện và Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất nói riêng đã triển khai nhiều hoạt động phối hợp để ngăn chặn tình trạng nhập khẩu trái phép các thiết bị gây nhiễu sóng điện thoại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và đã ngăn chặn được nhiều vụ vi phạm.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại long biên Ngoài ra, vụ phát hiện và bắt giữ 144.996 viên đạn mã tử, trị giá gần 1 tỷ đồng được vận chuyển trên chuyến bay TK 068 của hãng hàng không Turkish Airlines (Thái Lan) do Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất phát hiện vào ngày 15-5 cũng được lãnh đạo các cấp đánh giá cao.

Theo nhận định của một cán bộ Công an, nếu các thiết bị và số đạn trên không được ngăn chặn, bắt giữ sẽ gây hậu quả rất lớn đối với an ninh, nhất là trong thời điểm nhạy cảm vào trung tuần tháng 5 vừa qua. Bởi vì, chỉ cần 1 thiết bị phá sóng trên được hoạt động sẽ làm tê liệt sóng điện thoại trong bán kính khoảng 1 km; đạn mã tử cũng có tính sát thương cao khi bắn ở cự ly gần… ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh xã hội.

Theo lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, việc kiểm tra phát hiện hàng cấm, hàng lậu trong hành lý của khách XNC có những khó khăn do công chức thực hiện chịu áp lực rất lớn, bởi vì, số lượng khách XNC hàng ngày rất đông, lại thường làm thủ tục dồn cùng lúc khi chuyến bay vừa hạ cánh. Hơn nữa, các đối tượng vận chuyển thường có các thủ đoạn cất giấu tinh vi, hòng qua mắt sự kiểm soát của cơ quan chức năng, nên để phát hiện, bắt giữ được hàng cấm và bắt quả tang hành vi vi phạm của các đối tượng, đòi hỏi sự nhạy bén nghiệp vụ, sự quyết đoán trong công tác chỉ đạo… Và CBCC trong đơn vị đã làm được điều đó, phát hiện bắt giữ nhiều vụ vận chuyển hàng cấm, góp phần giữ vững an ninh quốc gia.

Từ đầu năm đến nay, Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã lập 138 biên bản vi phạm. Trong đó, có 27 vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa. Chi cục xử phạt 120 vụ, chuyển Cục Hải quan TP.HCM xử lý 7 vụ, chuyển cơ quan Công an xử lý 9 vụ, chuyển UBND TP.HCM 2 vụ.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hà đông Nguồn Báo Hải Quan
[Read More...]


Ban hành Nghị định về giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN



Ngày 20/5, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 49/2014/NĐ-CP giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại quảng ninh
Mục đích của giám sát, kiểm tra, thanh tra nhằm nắm bắt, phản ánh và đánh giá đúng đắn về việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp nhà nước, qua đó kịp thời chấn chỉnh hoặc áp dụng các biện pháp phù hợp, giúp doanh nghiệp khắc phục những tồn tại, hạn chế để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Đồng thời giúp các cơ quan quản lý nhà nước, chủ sở hữu phát hiện những yếu kém trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước; xác định nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xem xét, xử lý.

Việc giám sát, kiểm tra, thanh tra cũng nhằm kịp thời phát hiện những sơ hở, bất cập trong chính sách, pháp luật và cơ chế quản lý đối với các doanh nghiệp nhà nước để kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những biện pháp khắc phục, hoàn thiện; tăng cường thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước; khuyến khích việc chia sẻ, nhân rộng những kinh nghiệm tốt, mô hình kinh doanh có hiệu quả giữa các doanh nghiệp nhà nước.

Theo Nghị định, giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật trên 6 lĩnh vực:

1- Quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước; chế độ tài chính và giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp theo quy định của Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2- Sắp xếp, đổi mới, kiện toàn tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp; xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về đầu tư phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp.

3- Tuyển dụng, quản lý, sử dụng lao động; đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, chính sách tiền lương, tiền thưởng và các chế độ, chính sách khác đối với người quản lý doanh nghiệp, người đại diện và người lao động làm việc tại doanh nghiệp.

4- Quy định của pháp luật chuyên ngành về lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh; quy định, quy trình về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

5- Các quy định của pháp luật về việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, đánh giá hiệu quả hoạt động và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, công khai, minh bạch trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

6- Các quy định của pháp luật khác theo yêu cầu của chủ sở hữu hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại cầu giấy
Nghị định nêu rõ, quý IV hằng năm, căn cứ vào tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước thuộc quyền quản lý, chủ sở hữu là Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo việc xây dựng, phê duyệt và thực hiện kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước.

Nội dung về thanh tra của kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước hằng năm phải thống nhất với Định hướng chương trình thanh tra do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hướng dẫn xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ và kế hoạch thanh tra của chủ sở hữu; chủ sở hữu là doanh nghiệp cấp 1 xây dựng, phê duyệt và thực hiện kế hoạch giám sát, kiểm tra đối với các doanh nghiệp cấp 2.

Kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước hằng năm phải xác định rõ mục tiêu, nội dung, đối tượng, phạm vi giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với mỗi doanh nghiệp và được gửi cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thanh tra Chính phủ và các Bộ, ngành, cơ quan nhà nước có liên quan để lấy ý kiến và sau khi phê duyệt để phối hợp thực hiện.

Kế hoạch giám sát, kiểm tra của chủ sở hữu là các doanh nghiệp cấp 1 phải được gửi cho Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp để lấy ý kiến và sau khi phê duyệt để phối hợp thực hiện.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 10/7/2014.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại long biên Nguồn Thuế Nhà Nước
[Read More...]


Báo động đóng băng tín dụng



Kinh tế đã trải qua nửa chặng đường năm 2013 với rất nhiều khó khăn, trong đó tín dụng cho doanh nghiệp tiếp tục là nút thắt chưa thể tháo gỡ trong sớm chiều. Tại hội nghị tổng kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và giải pháp trong 6 tháng cuối năm 2013 được tổ chức ngày 17.6, số liệu báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy tín dụng vẫn ứ đọng trong hệ thống ngân hàng, báo động tình trạng đóng băng tín dụng.

Học kế toán thực hành Tại hải dương
Toàn hệ thống thừa thanh khoản

Tính đến 31/5/2013, tổng phương tiện thanh toán tăng 5,46% so với cuối năm 2012 còn tín dụng đối với nền kinh tế tăng 2,98. Trong đó tín dụng bằng VND tăng 5,48%, tín dụng bằng ngoại tệ giảm 8,41%. Huy động vốn tăng 6,59% so với cuối năm 2012; trong đó, huy động vốn bằng VND tăng 7,55%, huy động vốn bằng ngoại tệ tăng 0,84%. Huy động vốn VND tăng chủ yếu ở khu vực dân cư (tăng 11,5%), tổ chức kinh tế (tăng 1,23%) cho thấy tiền gửi vào hệ thống ngân hàng vẫn đang là kênh được lựa chọn của người dân.

Theo nhận định của NHNN, tiền gửi VND của người dân tăng cao trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn, thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh thấp cho thấy nguồn tiền này chủ yếu do chuyển đổi từ vàng và ngoại tệ sang VND để tận dụng lãi suất tiết kiệm cao hơn.

Ước tính của một số chuyên gia tài chính, toàn hệ thống đang dư thừa thanh khoản ngắn hạn khoảng 100 ngàn tỉ và nhiều tổ chức tín dụng (TCTD) đã phải tăng lượng TPCP nắm giữ để giảm chi phí vốn do huy động về nhưng không thể cho vay ra với các đối tượng doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Sự ứ đọng tín dụng trong hệ thống ngân hàng còn thể hiện rõ hơn ở chỉ số LDR (tỉ lệ cho vay/huy động) đã giảm xuống còn 95-96%. Theo đánh giá của NHNN, chỉ số này với điều kiện Việt Nam chỉ nên từ 80-85% để đảm bảo ổn định lâu dài. Tuy nhiên, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cũng thừa nhận, hệ thống đang “dư thừa vốn nhưng các ngân hàng không đẩy vốn ra được”.

Cẩn trọng bẫy thanh khoản

Theo chuyên gia kinh tế, để có thể khơi thông nguồn vốn, phá tảng băng tín dụng đòi hỏi một gói giải pháp đồng bộ nếu không nguy cơ rơi vào “bẫy thanh khoản” của nền kinh tế rất cao. Ở đây, “bẫy thanh khoản” được hiểu là nguồn cung tín dụng rất dồi dào, vốn được bơm ra thị trường nhưng cầu tín dụng không có do các doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, các hộ gia đình đều mất niềm tin vào triển vọng phục hồi kinh tế.Trước thực trạng này, gói giải pháp được chuyên gia khuyến nghị gồm hạ lãi suất, xử lý nợ xấu, tạo điều kiện tiếp cận vốn vay và tái cơ cấu ngân hàng yếu kém.

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hà đông Cụ thể, với biện pháp hạ lãi suất, NHNN đã tiến hành mạnh mẽ, quyết liệt thời gian qua. Đến nay, theo Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, 64% các khoản vay đã ở dưới mức 13% một năm, mức lãi suất dưới 10%/năm hiện chiếm 14% trên tổng dư nợ, từ 10-13%/năm cũng xấp xỉ 50%. Còn theo số liệu thống kê, lãi suất trên 15%/năm hiện chiếm 12%.

Về xử lý nợ xấu, hệ thống ngân hàng đã chủ động trích lập và xử lý được 70 ngàn tỉ đồng. Tuy nhiên, theo Quyết định 780, đã có 285 ngàn tỉ đồng, xấp xỉ 10% dư nợ toàn hệ thống, được cơ cấu lại. Đây vẫn là khối dư nợ có tiềm năng thành nợ xấu rất cao. Người đứng đầu ngành ngân hàng cũng thừa nhận thực tế nợ xấu cũ vẫn chưa xử lý thì đã xuất hiện nợ xấu mới do điều kiện kinh doanh khó khăn, doanh nghiệp tiếp tục chậm hoặc không trả nợ đúng hạn.

Theo TS Lê Xuân Nghĩa - Viện trưởng Viện Phát triển kinh doanh - để hóa giải khó khăn cho doanh nghiệp, gói giải pháp được đề xuất cần bổ sung các biện pháp mạnh hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn. Nhiệm vụ này được giao đồng thời cho VAMC do đây là công ty tiếp nhận khoản nợ xấu của doanh nghiệp từ TCTD chuyển sang nên nắm giữ toàn bộ tài sản đảm bảo của doanh nghiệp.

DN không còn tài sản để thế chấp vay vốn ngân hàng buộc phải có sự hỗ trợ thông qua hình thức như bảo lãnh, đầu tư vốn trực tiếp. VAMC với tư cách chủ nợ mới của DN sẽ là đơn vị phù hợp cho nhiệm vụ bảo lãnh cho vay. Nếu làm tốt nhiệm vụ này, VAMC sẽ dần dần khơi thông được dòng vốn, kéo được vốn ra khỏi ngân hàng đến với DN có cơ hội phát triển nhưng gặp khó khăn tạm thời do thiếu vốn kinh doanh.

Cuối cùng, TS Nghĩa cũng thống nhất với quan điểm phải tích cực xử lý ngân hàng yếu kém. Một nguyên nhân khiến cho nợ xấu cũ chưa xử lý được đã xuất hiện nợ xấu mới.
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại hà đông Theo tapchitaichinh
[Read More...]


Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối ở Việt Nam



Kinh doanh ngoại tệ ngày càng có vị thế quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh ngoại tệ chứa đựng nhiều rủi ro. Vì vậy, việc đo lường, tính toán để đưa ra những giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh của các ngân hàng là rất quan trọng.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại Gia Lâm
Kinh doanh ngoại tệ: Cơ hội và thách thức

Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các NHTM Việt Nam đặc biệt là rủi ro tỷ giá xảy ra khi ngân hàng duy trì trạng thái mở hối đoái với loại ngoại tệ nào đó. Khi tỷ giá của ngoại tệ đó thay đổi bất lợi sẽ dẫn đến thiệt hại cho ngân hàng. Vì vậy, việc đo lường mức độ rủi ro đối với từng ngoại tệ riêng lẻ và đối với danh mục ngoại tệ là cơ sở để ngân hàng đưa những biện pháp phòng ngừa rủi ro, nhằm giảm bớt thiệt hại.

Số liệu về tỷ giá của các NHTM trong năm 2006 đã chỉ ra rằng, trong số các ngoại tệ chủ yếu mà các NHTM kinh doanh thì đồng USD là đồng tiền có mức độ rủi ro thấp, với hệ số 0,13%, tiếp theo sau là đồng HKD, với độ rủi ro là 0,14%. Đồng AUD là đồng tiền có mức độ rủi ro cao nhất 2,75%.

Tuy nhiên, số liệu cũng cho thấy các ngoại tệ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện thông qua hệ số tương quan của VND với các ngoại tệ. Đồng USD là đồng tiền có hệ số tương quan thấp nhất so với các đồng EUR, JPY, GBP, AUD, CAD… nhưng lại có hệ số tương quan tương đối cao so với đồng HKD, với hệ số 0,81%. Ngược lại, đồng JPY có hệ số tương quan cao với tất cả các đồng tiền, trừ đồng CAD, HKD.

Ngoài ra, sự biến động tỷ giá của đồng USD/GBP phản ánh mối quan hệ tương quan nghịch, tức là hệ số tương quan giữa USD, GBP và VND bằng -0,12. Tức là nếu đồng USD tăng giá thì đồng GBP sẽ giảm giá và ngược lại. Như vậy, thông qua số liệu phân tích hệ số tương quan có thể thấy để giảm bớt những rủi ro trong kinh doanh, ngân hàng cần duy trì trạng thái trường (mua) đối với USD và trạng thái đoản (bán) đối với JPY.

Trong năm 2007, sự biến động tỷ giá cho thấy các hệ số tương quan của đồng VND với các đồng tiền chủ yếu ở mức thấp. Đồng USD vẫn là đồng tiền có hệ số tương quan thấp nhất so với các đồng tiền còn lại, cùng với đồng HKD. Tuy nhiên, đồng USD có hệ số tương quan nghịch với đồng EUR, AUD và đồng SGD.

Điều này cho thấy những biến động tỷ giá giữa các đồng tiền này ngược chiều nhau. Đồng EUR có hệ số tương quan tương đối cao so với các đồng tiền khác, tiếp theo là đồng AUD. Xét về mức độ rủi ro, trong năm 2007, kinh doanh đồng SGD vẫn là đồng tiền có độ rủi ro thấp nhất, tiếp theo là đồng USD. Đồng AUD là đồng tiền có độ rủi ro cao nhất, theo sau là đồng Bạt Thái Lan (THB) với độ rủi ro lần lượt là 3,47% và 3,3%. Tuy nhiên, doanh số mua bán của các đồng tiền này chiếm tỷ trọng nhỏ. Vì vậy, các ngân hàng có thể giảm thiểu những rủi ro khi kinh doanh các đồng tiền này.

Năm 2008, do sự biến động của tỷ giá, hầu hết các đồng tiền biến động lớn, vì vậy, mức độ rủi ro khi kinh doanh ngoại tệ gia tăng. Bằng chứng là độ lệch tiêu chuẩn của đồng EUR tăng gần 324%, đồng JPY tăng hơn 114% lần và đồng USD cũng hơn 283%.

Nguyên nhân những biến động lớn của tỷ giá các đồng tiền là do mức độ tự do hóa các giao dịch vốn tương đối cao, do biến động của các luồng vốn đầu tư, đặc biệt là luồng vốn gián tiếp đã ảnh hưởng mạnh tới cung cầu ngoại tệ và tỷ giá. Trong năm 2008, luồng vốn đầu tư gián tiếp đã liên tục biến động, khiến cho cung cầu ngoại tệ mất cân đối. Luồng vốn này gia tăng đáng kể trong ba tháng đầu năm năm 2008, gây áp lực tăng giá VND.

Sau đó, khi tình hình kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn, kinh tế trong nước đối mặt với lạm phát, nhập siêu tăng cao thì đồng VND có dấu hiệu giảm giá làm tăng cầu ngoại tệ. Những biến động khó lường của kinh tế và thị trường tài chính thế giới cũng như trong nước đã ảnh hưởng tiêu cực tới cân bằng cung cầu ngoại tệ trong nước và đã tác động lên tỷ giá.

Thời kỳ 2009 - 2010, mức độ rủi ro của các ngoại tệ giảm dần, trừ đồng HKD có mức độ rủi ro gia tăng trong năm 2010. Như vậy, khi xem xét mức độ rủi ro các ngoại tệ mà các NHTM kinh doanh cho thấy, đồng USD là đồng tiền có doanh số mua bán lớn nhất so với các đồng tiền khác lại có độ rủi ro thấp nhất trong các giao dịch của ngân hàng. Đồng EUR, JPY có độ rủi ro tương đối cao. Ngoài ra, các đồng GBP, AUD cũng duy trì hệ số rủi ro lớn.


Việc đánh giá rủi ro đối với từng ngoại tệ riêng lẻ tức là xem xét trạng thái mở đối với từng ngoại tệ thì rủi ro ngoại hối bị cường điệu hóa hơn nhiều. Bởi vì sự thay đổi tỷ giá giữa các ngoại tệ có mối quan hệ nghịch. Do đó, lợi nhuận từ việc duy trì trạng thái mở đối với đồng tiền này có thể bù đắp sự thua lỗ do duy trì trạng thái mở đối với đồng tiền kia. Vì vậy, đánh giá rủi ro kinh doanh ngoại tệ cần tính chung cho cả danh mục ngoại tệ.

Nghiên cứu sự biến động của 3 đồng ngoại tệ mạnh USD, EUR, JPY có thể thấy được những tác động của sự thay đổi tỷ giá cũng như những rủi ro khi kinh doanh 3 đồng ngoại tệ này của Vietcombank. Mức độ rủi ro khi kinh doanh 3 đồng ngoại tệ này ở mức cao, đạt 0,466% vào năm 2010. Nguyên nhân dẫn tới gia tăng rủi ro của các đồng tiền mạnh là do năm 2010, tỷ giá các đồng USD, JPY tăng giá. (Có những thời điểm như ngày 9/7/2010, tỷ giá JPY/VND đã tăng khoảng 8% so với thời điểm 31/12/2009). Các yếu tố trên đã tác động đến biến động tỷ giá của Vietcombank, gây ra những rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng này.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty giá rẻ tại quận đống đa Giải pháp giảm thiểu rủi ro

Từ việc đánh giá mức độ rủi ro trên, để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, các NHTM cần xây dựng mô hình quản lý dữ liệu tập trung nhằm kiểm soát trực tuyến trạng thái ngoại hối của các chi nhánh, tập trung thống nhất luồng tiền, trạng thái các loại ngoại tệ kinh doanh, trạng thái tài khoản Nostro, dữ liệu khách hàng, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh, hạn chế rủi ro xuống mức thấp nhất có thể.

Thứ hai, các NHTM cần xây dựng mô hình kinh doanh ngoại tệ tập trung, các hoạt động kinh doanh ngoại tệ bán buôn chỉ thực hiện tại các chi nhánh lớn hàng đầu như các Sở giao dịch. Các chi nhánh khác chỉ thực hiện nghiệp vụ thu đổi ngoại tệ, kinh doanh bán lẻ tức là chỉ thực hiện mua bán ngoại tệ với số lượng hạn chế nhất định.

Thứ ba, việc xây dựng mô hình quản lý phân cấp rõ ràng giữa các bộ phận thực hiện giao dịch trực tiếp và bộ phận quản lý rủi ro. Xây dựng mô hình kinh doanh ngoại tệ gồm ba bộ phận là bộ phận trực tiếp thực hiện giao dịch (Front Office), bộ phận kiểm soát và quản lý rủi ro (Middle Office) và bộ phận xử lý giao dịch (Back Office). Sự độc lập giữa bộ phận thực hiện giao dịch và bộ phận quản lý rủi ro sẽ làm giảm bớt rủi ro do nguyên nhân chủ quan của cán bộ trực tiếp giao dịch ngoại hối.

Thứ tư, các NHTM phải thường xuyên xây dựng các báo cáo đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh của các đối tác chiến lược, khách hàng chủ đạo, các đối thủ cạnh tranh để làm căn cứ cho việc thực hiện các giao dịch kinh doanh ngoại hối tránh rủi ro trong thanh toán.

Thứ năm, xây dựng quy trình kinh doanh ngoại hối bài bản, cho phép quản lý rủi ro trong các giao dịch kinh doanh ngoại tệ.

Thứ sáu, các NHTM cần xây dựng hệ thống các hạn mức và các báo cáo phân tích ngoại hối như hạn mức giao trong ngày, hạn chức trạng thái qua đêm, hạn mức đối với các trạng thái ứng với các kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần... 1 tháng, 2 tháng, hạn mức giao dịch của khách hàng, hạn mức điểm dừng lỗ… nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hà đông Theo tapchitaichinh
[Read More...]


Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối ở Việt Nam



Kinh doanh ngoại tệ ngày càng có vị thế quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh ngoại tệ chứa đựng nhiều rủi ro. Vì vậy, việc đo lường, tính toán để đưa ra những giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh của các ngân hàng là rất quan trọng.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên
Kinh doanh ngoại tệ: Cơ hội và thách thức

Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các NHTM Việt Nam đặc biệt là rủi ro tỷ giá xảy ra khi ngân hàng duy trì trạng thái mở hối đoái với loại ngoại tệ nào đó. Khi tỷ giá của ngoại tệ đó thay đổi bất lợi sẽ dẫn đến thiệt hại cho ngân hàng. Vì vậy, việc đo lường mức độ rủi ro đối với từng ngoại tệ riêng lẻ và đối với danh mục ngoại tệ là cơ sở để ngân hàng đưa những biện pháp phòng ngừa rủi ro, nhằm giảm bớt thiệt hại.

Số liệu về tỷ giá của các NHTM trong năm 2006 đã chỉ ra rằng, trong số các ngoại tệ chủ yếu mà các NHTM kinh doanh thì đồng USD là đồng tiền có mức độ rủi ro thấp, với hệ số 0,13%, tiếp theo sau là đồng HKD, với độ rủi ro là 0,14%. Đồng AUD là đồng tiền có mức độ rủi ro cao nhất 2,75%.

Tuy nhiên, số liệu cũng cho thấy các ngoại tệ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện thông qua hệ số tương quan của VND với các ngoại tệ. Đồng USD là đồng tiền có hệ số tương quan thấp nhất so với các đồng EUR, JPY, GBP, AUD, CAD… nhưng lại có hệ số tương quan tương đối cao so với đồng HKD, với hệ số 0,81%. Ngược lại, đồng JPY có hệ số tương quan cao với tất cả các đồng tiền, trừ đồng CAD, HKD.

Ngoài ra, sự biến động tỷ giá của đồng USD/GBP phản ánh mối quan hệ tương quan nghịch, tức là hệ số tương quan giữa USD, GBP và VND bằng -0,12. Tức là nếu đồng USD tăng giá thì đồng GBP sẽ giảm giá và ngược lại. Như vậy, thông qua số liệu phân tích hệ số tương quan có thể thấy để giảm bớt những rủi ro trong kinh doanh, ngân hàng cần duy trì trạng thái trường (mua) đối với USD và trạng thái đoản (bán) đối với JPY.

Trong năm 2007, sự biến động tỷ giá cho thấy các hệ số tương quan của đồng VND với các đồng tiền chủ yếu ở mức thấp. Đồng USD vẫn là đồng tiền có hệ số tương quan thấp nhất so với các đồng tiền còn lại, cùng với đồng HKD. Tuy nhiên, đồng USD có hệ số tương quan nghịch với đồng EUR, AUD và đồng SGD.

Điều này cho thấy những biến động tỷ giá giữa các đồng tiền này ngược chiều nhau. Đồng EUR có hệ số tương quan tương đối cao so với các đồng tiền khác, tiếp theo là đồng AUD. Xét về mức độ rủi ro, trong năm 2007, kinh doanh đồng SGD vẫn là đồng tiền có độ rủi ro thấp nhất, tiếp theo là đồng USD. Đồng AUD là đồng tiền có độ rủi ro cao nhất, theo sau là đồng Bạt Thái Lan (THB) với độ rủi ro lần lượt là 3,47% và 3,3%. Tuy nhiên, doanh số mua bán của các đồng tiền này chiếm tỷ trọng nhỏ. Vì vậy, các ngân hàng có thể giảm thiểu những rủi ro khi kinh doanh các đồng tiền này.

Năm 2008, do sự biến động của tỷ giá, hầu hết các đồng tiền biến động lớn, vì vậy, mức độ rủi ro khi kinh doanh ngoại tệ gia tăng. Bằng chứng là độ lệch tiêu chuẩn của đồng EUR tăng gần 324%, đồng JPY tăng hơn 114% lần và đồng USD cũng hơn 283%.

Nguyên nhân những biến động lớn của tỷ giá các đồng tiền là do mức độ tự do hóa các giao dịch vốn tương đối cao, do biến động của các luồng vốn đầu tư, đặc biệt là luồng vốn gián tiếp đã ảnh hưởng mạnh tới cung cầu ngoại tệ và tỷ giá. Trong năm 2008, luồng vốn đầu tư gián tiếp đã liên tục biến động, khiến cho cung cầu ngoại tệ mất cân đối. Luồng vốn này gia tăng đáng kể trong ba tháng đầu năm năm 2008, gây áp lực tăng giá VND.

Sau đó, khi tình hình kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn, kinh tế trong nước đối mặt với lạm phát, nhập siêu tăng cao thì đồng VND có dấu hiệu giảm giá làm tăng cầu ngoại tệ. Những biến động khó lường của kinh tế và thị trường tài chính thế giới cũng như trong nước đã ảnh hưởng tiêu cực tới cân bằng cung cầu ngoại tệ trong nước và đã tác động lên tỷ giá.

Thời kỳ 2009 - 2010, mức độ rủi ro của các ngoại tệ giảm dần, trừ đồng HKD có mức độ rủi ro gia tăng trong năm 2010. Như vậy, khi xem xét mức độ rủi ro các ngoại tệ mà các NHTM kinh doanh cho thấy, đồng USD là đồng tiền có doanh số mua bán lớn nhất so với các đồng tiền khác lại có độ rủi ro thấp nhất trong các giao dịch của ngân hàng. Đồng EUR, JPY có độ rủi ro tương đối cao. Ngoài ra, các đồng GBP, AUD cũng duy trì hệ số rủi ro lớn.


Việc đánh giá rủi ro đối với từng ngoại tệ riêng lẻ tức là xem xét trạng thái mở đối với từng ngoại tệ thì rủi ro ngoại hối bị cường điệu hóa hơn nhiều. Bởi vì sự thay đổi tỷ giá giữa các ngoại tệ có mối quan hệ nghịch. Do đó, lợi nhuận từ việc duy trì trạng thái mở đối với đồng tiền này có thể bù đắp sự thua lỗ do duy trì trạng thái mở đối với đồng tiền kia. Vì vậy, đánh giá rủi ro kinh doanh ngoại tệ cần tính chung cho cả danh mục ngoại tệ.

Nghiên cứu sự biến động của 3 đồng ngoại tệ mạnh USD, EUR, JPY có thể thấy được những tác động của sự thay đổi tỷ giá cũng như những rủi ro khi kinh doanh 3 đồng ngoại tệ này của Vietcombank. Mức độ rủi ro khi kinh doanh 3 đồng ngoại tệ này ở mức cao, đạt 0,466% vào năm 2010. Nguyên nhân dẫn tới gia tăng rủi ro của các đồng tiền mạnh là do năm 2010, tỷ giá các đồng USD, JPY tăng giá. (Có những thời điểm như ngày 9/7/2010, tỷ giá JPY/VND đã tăng khoảng 8% so với thời điểm 31/12/2009). Các yếu tố trên đã tác động đến biến động tỷ giá của Vietcombank, gây ra những rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng này.

Giải pháp giảm thiểu rủi ro

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại long biên Từ việc đánh giá mức độ rủi ro trên, để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, các NHTM cần xây dựng mô hình quản lý dữ liệu tập trung nhằm kiểm soát trực tuyến trạng thái ngoại hối của các chi nhánh, tập trung thống nhất luồng tiền, trạng thái các loại ngoại tệ kinh doanh, trạng thái tài khoản Nostro, dữ liệu khách hàng, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh, hạn chế rủi ro xuống mức thấp nhất có thể.

Thứ hai, các NHTM cần xây dựng mô hình kinh doanh ngoại tệ tập trung, các hoạt động kinh doanh ngoại tệ bán buôn chỉ thực hiện tại các chi nhánh lớn hàng đầu như các Sở giao dịch. Các chi nhánh khác chỉ thực hiện nghiệp vụ thu đổi ngoại tệ, kinh doanh bán lẻ tức là chỉ thực hiện mua bán ngoại tệ với số lượng hạn chế nhất định.

Thứ ba, việc xây dựng mô hình quản lý phân cấp rõ ràng giữa các bộ phận thực hiện giao dịch trực tiếp và bộ phận quản lý rủi ro. Xây dựng mô hình kinh doanh ngoại tệ gồm ba bộ phận là bộ phận trực tiếp thực hiện giao dịch (Front Office), bộ phận kiểm soát và quản lý rủi ro (Middle Office) và bộ phận xử lý giao dịch (Back Office). Sự độc lập giữa bộ phận thực hiện giao dịch và bộ phận quản lý rủi ro sẽ làm giảm bớt rủi ro do nguyên nhân chủ quan của cán bộ trực tiếp giao dịch ngoại hối.

Thứ tư, các NHTM phải thường xuyên xây dựng các báo cáo đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh của các đối tác chiến lược, khách hàng chủ đạo, các đối thủ cạnh tranh để làm căn cứ cho việc thực hiện các giao dịch kinh doanh ngoại hối tránh rủi ro trong thanh toán.

Thứ năm, xây dựng quy trình kinh doanh ngoại hối bài bản, cho phép quản lý rủi ro trong các giao dịch kinh doanh ngoại tệ.

Thứ sáu, các NHTM cần xây dựng hệ thống các hạn mức và các báo cáo phân tích ngoại hối như hạn mức giao trong ngày, hạn chức trạng thái qua đêm, hạn mức đối với các trạng thái ứng với các kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần... 1 tháng, 2 tháng, hạn mức giao dịch của khách hàng, hạn mức điểm dừng lỗ… nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại thanh xuân Theo tapchitaichinh
[Read More...]


Xây dựng các chuẩn mực kế toán cho thị trường vốn



UBCK và Bộ Tài chính tổ chức Hội thảo “Xây dựng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam cho thị trường vốn đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu TTCK Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại minh khai hai bà trưng
Thực hiện kế hoạch nghiên cứu, soạn thảo và ban hành Chuẩn mực kế toán áp dụng cho thị trường vốn, thị trường tiền tệ, Vụ Chế độ Kế toán và kiểm toán, Bộ Tài chính phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán tổ chức Hội thảo “Xây dựng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam cho thị trường vốn đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.

Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, bà Lê Thị Hòa, Phó Vụ trưởng Vụ Chế độ Kế toán – Bộ Tài chính cho biết, việc nghiên cứu các Chuẩn mực Kế toán quốc tế và áp dụng tại thị trường vốn Việt Namhiện nay là rất cần thiết nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam, quan trọng hơn nữa, nhằm chuẩn hóa các quy định về kế toán trên thị trường vốn, đáp ứng các quy định và thông lệ quốc tế.

Quá trình nghiên cứu các Chuẩn mực kế toán quốc tế đã nhận được sự hỗ trợ tích cực từ các tổ chức quốc tế (ADB, WB), các Ngân hàng thương mại nước ngoài, chi nhánh Ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam và các công ty kiểm toán quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài.

Hệ thống các Chuẩn mực Kế toán áp dụng cho thị trường vốn cũng sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam, trong đó, tác động trực tiếp đến việc tái cấu trúc các định chế trung gian và tái cấu trúc cơ sở hàng hóa. Cụ thể, hệ thống Chuẩn mực này giúp đa dạng hóa, minh bạch hóa đối với các công cụ/sản phẩm tài chính mới trên thị trường vốn.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại hải phòng Tuy nhiên, việc áp dụng các Chuẩn mực Kế toán mới cũng sẽ đối mặt với các thách thức to lớn, trong đó nổi bật là những tác động đối với các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường chứng khoán nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Ngoài ra, sự hiểu biết của nền kinh tế và các doanh nghiệp với các Chuẩn mực Kế toán quốc tế còn hạn chế cũng sẽ là một trở ngại trong việc áp dụng các chuẩn mực này tại Việt Nam.

Hội thảo tập trung thảo luận về 6 Dự thảo Chuẩn mực, bao gồm:

- Chuẩn mực kế toán số 32 – Trình bày công cụ tài chính (VAS 32);

- Chuẩn mực kế toán số 39 – Ghi nhận và xác định giá trị (VAS 39);

- Chuẩn mực tài chính Việt Nam số 7 – Công cụ tài chính: Thuyết minh (VFRS 7);

- Chuẩn mực tài chính Việt Nam số 9 – Công cụ tài chính (VFRS 9);

- Chuẩn mực tài chính Việt Nam số 13 – Xác định giá trị hợp lý (VFRS 13);

- Hướng dẫn Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 19 – Phương thức thanh toán nợ tài chính bằng công cụ vốn (VFIC 19).

Tại Hội thảo, các thành viên thị trường tiếp tục đóng góp các ý kiến đối với 6 Dự thảo nêu trên và làm rõ những vấn đề cần trao đổi nhằm đảm bảo tính nhất quán và thống nhất khi áp dụng các chuẩn mực công cụ tài chính trên thực tế và phù hợp với thông lệ quốc tế.

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hà đông Theo webketoan
[Read More...]


Đột phá về chất, gia tăng về lượng để thu hút FDI



Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (FDI) trong 6 tháng đầu năm 2013 vẫn đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đây là cơ sở, hứa hẹn khả năng thu hút FDI năm 2013 sẽ giữ mức tăng trưởng khả quan…

Một số kết quả ban đầu

Trước khi bước vào năm 2013, theo dự báo của nhiều chuyên gia kinh tế “FDI tiếp tục phải đối mặt với một năm khó khăn. Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2012, khả năng tăng vốn đầu tư và mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp này đều giảm so với kết quả khảo sát năm 2011.

Tuy vậy, với kết quả thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI 6 tháng đầu năm 2013 và cùng với những dấu hiệu chuyển động tích cực của hoạt động FDI gần đây cho thấy, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức ngay từ đầu năm, nhưng FDI trong 6 tháng qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, hứa hẹn khả năng FDI năm 2013 sẽ giữ được mức đã đạt được và vượt không nhiều các chỉ tiêu về vốn so với 2012 (xem bảng 1).


Số liệu trên cho thấy, kết quả thu hút vốn FDI trong 6 tháng đầu năm 2013 đều đã có tăng trưởng cao hơn ở tất cả các chỉ tiêu về vốn so với cùng kỳ năm 2012, đặc biệt chỉ tiêu tăng vốn mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp hiện có, tăng cao hơn cùng kỳ năm trước 35,7%, thể hiện tăng niềm tin kinh doanh của khối doanh nghiệp FDI so với kết quả khảo sát năm 2012 về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đã nêu ở trên.

Kết quả này, khi so sánh với mức độ đã đạt được của cả năm 2012 về vốn, cho thấy khả năng cả năm 2013 sẽ có mức tăng trưởng cao hơn mức đã đạt được trong năm 2012, nhất là về vốn đăng ký, khi kết quả 6 tháng đầu năm 2013 đã bằng 80% của năm 2012, phù hợp với việc phân tích xu hướng các chuyển động tích cực của FDI trong thời gian gần đây. Cũng cần nói rõ thêm về nguyên nhân tăng trưởng mạnh trong 6 tháng vừa qua so cùng kỳ do quy mô bình quân của một dự án cấp mới và tăng vốn đều cao hơn trước: Quy mô của một dự án cấp mới 6 tháng đầu năm 2013 đạt 10,5 triệu USD, của một dự án tăng vốn là 21,4 triệu USD, trong khi số liệu tương ứng của 6 tháng đầu năm 2012 là 9,1 triệu USD đối với cấp mới và 11,2 triệu USD đối với tăng vốn. Cũng theo số liệu trên, trong 6 tháng đầu năm 2013, tổng số dự án FDI cấp mới là 554 và dự án tăng vốn là 217 lượt. Đầu tư trực tiếp nước ngoài 6 tháng đầu năm 2013 vẫn tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 9,3 tỷ USD, chiếm 89% tổng vốn đăng ký. Các chỉ tiêu khác của khối các DN FDI đã đạt được trong 6 tháng vừa qua là: Xuất khẩu, cả dầu thô đạt 41,1 tỷ USD, bằng 56% so với năm 2012, và bằng 124,7% so với cùng kỳ năm 2012 (không kể dầu thô đạt 37,3 tỷ USD, bằng 58% so năm 2012 và bằng 128,3% so với cùng kỳ 2012); Nhập khẩu, đạt 35,7 tỷ USD bằng 58% so năm 2012 và 127,8% so cùng kỳ năm 2012.

Trong khó khăn chung của nền kinh tế trong nước và hạn chế của kinh tế thế giới, khối các doanh nghiệp có vốn FDI vẫn duy trì được một lượng lao động trực tiếp trên 2 triệu người và khoảng 3-4 triệu lao động gián tiếp khác, đồng thời tiếp tục đóng góp vào nguồn thu ngân sách.

Những chuyển động tích cực

FDI 6 tháng đầu năm 2013 vẫn tiếp tục thu hút được các dự án có quy mô lớn và tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất: tính từ năm 2007 đến năm 2012, có khoảng 26 dự án có quy mô lớn (vốn đăng ký trên 1 tỷ USD) chủ yếu được cấp giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) trong 2 năm 2007, 2008 và giảm dần đến năm 2012, nhưng 6 tháng đầu năm 2013, đã có các dự án sau được cấp GCNĐT:

+ Dự án Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) của Nhà đầu tư Nhật Bản điều chỉnh tăng vốn đầu tư 2,8 tỷ USD;

+ Dự án Công ty TNHH Samsung Electronics Vietnam Thái Nguyên của nhà đầu tư Singapore với tổng vốn đầu tư 2 tỷ USD để sản xuất và lắp ráp các sản phẩm điện tử;

+ Dự án Công ty TNHH Bus Industrial Center của Nhà đầu tư Liên bang Nga với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD để xây dựng nhà máy lắp ráp và sản xuất phụ tùng xe ô tô buýt và các dịch vụ hỗ trợ khác tại Bình Định.

Ngoài ra, còn có các thông tin cho thấy, một số dự án quy mô lớn khác đang trong quá trình nghiên cứu đề xuất tăng vốn đầu tư như dự án lọc dầu Vũng Rô (Phú Yên) từ 1,7 tỷ USD lên 3,6 tỷ USD, tương ứng với công suất nâng lên từ 4 triệu tấn lến 8 triệu tấn; Tập đoàn Samsung, Hàn Quốc với kế hoạch xây dựng tiếp một nhà máy thứ hai tại Thái Nguyên với quy mô vốn 1,2 tỷ USD; dự án Formosa – khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương (Hà Tĩnh) tăng vốn đầu tư lên 27 tỷ USD…

Bên cạnh đó, trong 6 tháng đầu năm 2013, hoạt động thu hút và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã chứng kiến một số hoạt động tích cực của các đối tác tiềm năng, tạo điểm nhấn quan trọng. Cụ thể, có 4 đối tác nước ngoài đứng đầu về đăng ký đầu tư vào Việt Nam trong 6 tháng qua trong số 10 nhà đầu tư lớn nhất (bảng kèm theo)


Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức - Trước hết là Nhật Bản: hướng tăng trưởng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam, thể hiện qua các động thái của các doanh nghiệp hiện có như: Oshima cam kết triển khai đúng tiến độ nhà máy đóng tàu 180 triệu USD; Pegasus-Shimamoto xây dựng nhà máy linh kiện ô tô, xe máy tại Đồng Nai; Suntony mua lại 51% cổ phần Pepsico Việt Nam; Matsuda Sangyo dự định đầu tư vào Việt Nam xử lý, tái chế chất thải rắn; Agritex Nhật Bản tìm kiếm cơ hội sản xuất sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu; AEON tập đoàn siêu thị đầu tư tại Hà Nội; Panasonic mở rộng đầu tư; Komatsu đăng ký đầu tư tại Hà Nội…

Ngoài ra cả hai phía Nhật Bản và Việt Nam đều có các hoạt động cụ thể như TP. Hồ Chí Minh đầu tư khu công nghiệp (KCN) hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản; KCN Đại An (Hải Dương) chuẩn bị mặt bằng nhà xưởng đón các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản; tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo như hội thảo “Thị trường Việt Nam dưới góc nhìn của các doanh nghiệp Nhật Bản” được tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh mới đây; Diễn đàn Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam lần thứ 5 nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ Nhật Bản sẽ được tổ chức vào 9/2013…

- Không chỉ đứng ở vị trí thứ hai trong 6 tháng đầu năm 2013 trong số 10 nhà đầu tư lớn nhất, Singapore-theo số liệu thống kê lũy kế đến 20/6/2013 cũng đứng ở vị trí thứ hai, sau Nhật Bản với 1.164 dự án và tổng vốn đăng ký 28,2 tỷ USD. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Singapore sẽ ký hiệp định đối tác chiến lược (SPA). Hiệp định, bên cạnh việc sẽ định hướng phát triển quan hệ Việt Nam - Singapore, sẽ có tác động thúc đẩy đầu tư hai chiều giữa hai nước có hiệu quả hơn;

- Tiếp đến phải kể đến Liên bang Nga, một đối tác chiến lược quan trọng mà cả hai phía Việt Nam, Liên bang Nga chưa phát huy hết tiềm năng trong hợp tác đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với việc Việt Nam – Liên bang Nga ký tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện (12/2012), đầu tư của Nga vào Việt Nam đã tăng từ 100 triệu USD năm 2008, lên 1,7 tỷ USD vào năm 2012, riêng 6 tháng đầu năm 2013 đạt trên 1 tỷ USD với 7 dự án cấp mới. Bên cạnh đó, khả năng tăng vốn đầu tư sắp tới của dự án lọc dầu Vũng Rô (Phú Yên) từ 1,7 tỷ USD lên 3,6 tỷ USD.

- Hàn Quốc là một trong các đối tác đầu tư mạnh vào Việt Nam trong nhiều năm vừa qua. Việc tăng tốc đầu tư của tập đoàn Samsung đã nêu trên là một hiện tượng cần nghiên cứu kỹ và hỗ trợ. Theo số liệu thống kê, lũy kế đến 20/6/2013, Hàn Quốc đứng thứ 4 với 3352 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký trên 8,7 tỷ USD.

Những vấn đề đặt ra

Với các kết quả thu hút FDI 6 tháng đầu năm nêu trên mới phần nào phản ánh được những tiến bộ bước đầu của hoạt động FDI so với năm 2012 – năm FDI suy giảm nhất kể từ sau năm 2008 đến nay (vốn đăng ký chỉ là 12,9 tỷ USD, vốn thực hiện là 10,4 tỷ USD, trong khi năm 2011 – cũng đã thấp hơn các năm trước nhưng còn đạt tương ứng là 14,6 tỷ USD và 11 tỷ USD).

Còn đó những khó khăn, tồn tại đối với các DN nói chung và DN FDI nói riêng cần được tháo gỡ. Tại Hội nghị tổng kết 25 năm FDI tại Việt Nam vừa qua, các nguyên nhân của những hạn chế đối với FDI đã được chỉ rõ là: Chưa chuẩn bị tốt tiền đề thu hút FDI: kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, hệ thống doanh nghiệp trong nước; Hệ thống luật pháp chính sách liên quan đến đầu tư còn bất cập, chồng chéo, chưa đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước; Quản lý Nhà nước chưa đạt yêu cầu.

Từng chi tiết của những nguyên nhân đã được phân tích kỹ, như những vấn đề về chính sách ưu đãi đầu tư chưa phù hợp; chính sách về lao động, quan hệ lao động còn một số bất cập; thu hút và chuyển giao công nghệ chưa đạt mục tiêu; pháp luật về bảo vệ môi trường chưa đầy đủ; còn thiếu một số quy hoạch; phân cấp đầu tư chưa phù hợp với tình hình thực tế; năng lực phản ứng chính sách ở các cấp còn yếu…

Tại Hội nghị tổng kết 25 năm FDI tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu rõ những hạn chế, bất cập trong thu hút FDI cần có các giải pháp đồng bộ, tổng thể để khắc phục. Thủ tướng đã giao “các bộ, ngành phải rà soát, bổ sung để có chính sách ưu đãi cao, hấp dẫn với những dự án hạ tầng kinh tế - xã hội có quy mô lớn, lan tỏa, đẩy mạnh thu hút FDI vào các dự án đối tác công tư (PPP), cũng như phải bổ sung các quy định về tiêu chí DN công nghệ cao... Đồng thời, cần rà soát, bổ sung chính sách ưu đãi cho công nghiệp phụ trợ, ưu đãi cao hơn cho các dự án nằm trong chuỗi sản xuất toàn cầu đầu tư vào Việt Nam.”

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại thủ đức Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương cần phối hợp để có được một thông điệp mới với quốc tế về “Đổi mới của quá trình đổi mới” với chương trình hành động cụ thể kèm theo về FDI trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thông điệp mới về quyết tâm đổi mới sẽ giúp Việt Nam thắng lợi trong cuộc cạnh tranh thu hút vốn FDI toàn cầu trong giai đoạn tới.

Tính đến ngày 20/6/2013 cả nước có 554 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký là 5,812 tỷ USD, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2012 và 217 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 4,66 tỷ USD, tăng 35,7% so với cùng kỳ năm 2012. Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2013 tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 10,473 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2012.

Theo lĩnh vực đầu tư:

Trong 6 tháng đầu năm 2013 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 259 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 9,308 tỷ USD, chiếm 88,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 419,67 triệu USD, chiếm gần 4% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ 3 là lĩnh vực Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa với 79 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 178,27 triệu USD.

Theo đối tác đầu tư:

Trong 6 tháng đầu năm 2013 đã có 45 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,992 tỷ USD, chiếm 38,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Singapore đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,41 tỷ USD, chiếm 32,6% tổng vốn đầu tư; Liên bang Nga đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,015 tỷ USD, chiếm 9,7% tổng vốn đầu tư;
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại bắc ninh Theo tapchitaichinh
[Read More...]


Xử phạt hành chính đối với hóa đơn tự in



Một số xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng hóa đơn tự in, đặt in quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng và cung ứng dịch vụ.

Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về đặt in hoá đơn

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đặt in hóa đơn mà không ký hợp đồng in bằng văn bản.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi:

a) Không thanh lý hợp đồng in khi đã lập tờ Thông báo phát hành hóa đơn;

b) Không hủy hóa đơn đặt in chưa phát hành nhưng không còn sử dụng theo quy định tại Điều 27 Nghị định này.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi ký hợp đồng in với cơ sở không đủ điều kiện được in hóa đơn theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.

4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo đúng quy định về việc mất hóa đơn trước khi thông báo phát hành.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi cho, bán hóa đơn đặt in chưa phát hành cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng.

6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi đặt in hóa đơn giả, đồng thời bị chỉ định nhà in khi đặt in hóa đơn trong thời hạn 36 (ba mươi sáu) tháng, kể từ khi phát hiện hành vi đặt in hóa đơn giả.

Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về mua hoá đơn

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với hành vi khai không đúng điều kiện để được mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không hủy hóa đơn được mua đã hết hạn sử dụng.

3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo việc làm mất hóa đơn đã mua.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi cho, bán hóa đơn đã mua và chưa lập.

Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về phát hành hóa đơn

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi:

a) Lập Tờ thông báo phát hành không đầy đủ nội dung;

b) Không gửi, không niêm yết Tờ thông báo phát hành hóa đơn theo đúng quy định.

2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập Tờ thông báo phát hành hóa đơn sau khi hóa đơn đã được sử dụng.
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại hải phòng
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không ghi đủ các nội dung in sẵn khi lập hóa đơn, hoặc ghi không đúng theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi:

a) Lập hóa đơn nhưng không giao cho người mua;

b) Không lập bảng kê hoặc không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 16 Nghị định này.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với các hành vi:

a) Không hủy các hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, không còn giá trị sử dụng theo quy định tại Nghị định này;

b) Không nộp báo cáo hóa đơn đã sử dụng theo quy định.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định.

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán trên 200.000 đồng cho người mua theo quy định tại Nghị định này. Cùng với việc bị xử phạt, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải lập hóa đơn giao cho người mua.

6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với các hành vi:

a) Lập hóa đơn có sai lệch nội dung giữa các liên;

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên b) Không báo cáo việc mất hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, hoặc hóa đơn đã lập nhưng chưa giao cho khách hàng.

7. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn bất hợp pháp.

8. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi cho, bán hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập.

9. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn khống.

Ngoài việc phạt tiền, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này còn phải hủy hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, không còn giá trị sử dụng

Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn của người mua

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm mất hóa đơn đã lập (liên giao cho người mua) để hạch toán kế toán, kê khai thuế và thanh toán vốn ngân sách.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn lập khống.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hải dương Theo TCT
[Read More...]


Một cửa, một điểm dừng: Khó khăn hạ tầng sắp được gỡ



Đến ngày 1-1-2015 sẽ chính thức triển khai mô hình kiểm tra “Một cửa, một điểm dừng” tại cặp cửa khẩu Lao Bảo- Đen Sa Vẳn. Để giải bài toán về hạ tầng, nhiều khả năng Siêu thị Thiên Niên Kỷ (thuộc Công ty TNHH Thiên Niên Kỷ) sẽ bị thu hồi.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nam định

Khó khăn về hạ tầng

Để chuẩn bị cho việc thực hiện mô hình “Một cửa, một điểm dừng”, Chính phủ Lào đã đầu tư xây dựng phòng làm việc và địa điểm kiểm tra chung cho cơ quan chức năng của Việt Nam từ năm 2010 tại cửa khẩu Đen Sa Vẳn.

Tuy nhiên phía Việt Nam, khi thực hiện đầy đủ các bước của mô hình kiểm tra “Một cửa, một điểm dừng”, cơ sở hạ tầng và mặt bằng tại cửa khẩu Lao Bảo vẫn không thể đảm bảo cho việc triển khai.

Việc thực hiện dự án Đầu tư mở rộng địa điểm kiểm tra chung tại cửa khẩu Lao Bảo chỉ mới đáp ứng nhu cầu mở rộng bãi kiểm tra hàng hóa và sang tải, hạ tải của các phương tiện vận chuyển hàng hóa. Ngoài ra còn Dự án Cải tạo nhà kiểm soát liên hợp phục vụ đón khách du lịch tại cửa khẩu Lao Bảo cũng chỉ đáp ứng yêu cầu phục vụ khách du lịch và phòng làm việc của các cơ quan chức năng hiện có tại cửa khẩu.


Ngày 14-2, Bộ Ngoại giao 2 nước Việt Nam-Lào tổ chức Hội nghị triển khai mô hình “Một cửa, một điểm dừng” tại cặp cửa khẩu Lao Bảo- Đen Sa Vẳn tại TP. Đông Hà, Quảng Trị.


Bộ Ngoại giao 2 nước đã thống nhất đẩy nhanh tiến độ thực hiện mô hình “Một cửa, một điểm dừng” và chính thức vận hành chạy thử đầy đủ mô hình từ tháng 12-2014.

Để thực hiện mô hình kiểm tra “Một cửa, một điểm dừng”, tại cửa khẩu cần phải có phòng làm việc cũng như khu vực kiểm tra, kiểm soát của 5 đơn vị: Hải quan, Biên phòng, Công an, Kiểm dịch y tế, kiểm dịch thực vật, kiểm dịch động vật. Ngoài ra còn có khu vực dành cho các cơ quan hỗ trợ khác như: Ngân hàng, Kho bạc, Trung tâm Thông tin du lịch và các khu vực dịch vụ phục vụ hành khách du lịch XNC.

Với cơ sở hạ tầng và mặt bằng như hiện nay chỉ vừa đủ cho các cơ quan chức năng của Việt Nam làm việc, không đủ diện tích để bố trí khu vực làm việc cho các cơ quan chức năng của Lào. Vì vậy, việc đầu tư mở rộng mặt bằng tại cửa khẩu Lao Bảo là yêu cầu cấp thiết trong tình hình hiện nay.

Giải pháp tháo gỡ

Ngày 5-3-2014, UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức cuộc họp nhằm tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án tại cửa khẩu Lao Bảo. Cuộc họp đã thảo luận vấn đề liên quan đến việc thu hồi 3,49ha đất của Công ty TNHH Thiên Niên Kỷ.

Đại diện công ty đã thống nhất việc bàn giao, thu hồi để Cục Hải quan Quảng Trị thực hiện dự án. Tuy nhiên, Công ty đã thế chấp toàn bộ Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất (gồm: 3,49ha đất dự kiến thu hồi để thực hiện dự án và 3,72ha đất của Siêu thị Thiên Niên Kỷ) tại ngân hàng Eximbank Sài Gòn để vay 30 tỷ đồng làm vốn kinh doanh và rất khó khăn trong việc trả nợ.

Nguyên nhân là do phía Công ty chưa hoàn tất nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng nên việc thu hồi đất chưa thể thực hiện được. Như vậy, tiến độ thực hiện dự án Đầu tư mở rộng địa điểm kiểm tra chung tại cửa khẩu Lao Bảo sẽ bị ảnh hưởng.

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại thủ đức
Hiện Siêu thị Thiên Niên Kỷ của Công ty TNHH Thiên Niên Kỷ có vị trí nằm liền kề với Địa điểm kiểm tra chung của cửa khẩu Lao Bảo. Siêu thị này được xây dựng vào năm 2006, có tổng đầu tư cơ sở hạ tầng khoảng 80 tỷ đồng, bao gồm: 1 tòa nhà, diện tích 17.032 m2; sân bãi, đường nội bộ và hệ thống cây xanh bao quanh (tổng diện tích của siêu thị là 3,72ha).

Do khó khăn về tài chính cũng như kinh doanh thô lỗ kéo dài, Công ty đã ngừng hoạt động kinh doanh từ tháng 1-2014. Nhằm tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, Công ty TNHH Thiên Niên Kỷ đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị, Cục Hải quan Quảng Trị xem xét thu hồi toàn bộ diện tích (7,21ha) và cơ sở hiện có của siêu thị. Theo tính toán của Công ty, giá đền bù khoảng 50 tỷ đồng.

Theo khảo sát của Cục Hải quan Quảng Trị, mặt bằng và cơ sở hạ tầng hiện có của Siêu thị Thiên Niên Kỷ sẽ phù hợp để tạo thành khu vực làm việc và nhà ga phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng hai nước Việt-Lào. Đồng thời, mặt bằng cũng đảm bảo cơ sở vật chất để triển khai đầy đủ mô hình “Một cửa, một điểm dừng” từ 1-1-2015.

Với vị trí liền kề cửa khẩu, việc bố trí phòng làm việc và khu vực kiểm tra, kiểm soát tại siêu thị hiện có sẽ phù hợp với quy trình thủ tục thông quan hàng hóa XNK, tạo không gian, cảnh quan thoáng đãng tại khu vực cửa khẩu. Việc thu hồi Siêu thị Thiên Niên Kỷ sẽ tiết kiệm được chi phí xây dựng mới khu vực làm việc của cơ quan chức năng hai nước, tạo điều kiện giải phóng mặt bằng để triển khai dự án Đầu tư mở rộng địa điểm kiểm tra chung tại cửa khẩu Lao Bảo.

Cục Hải quan Quảng Trị cũng đề xuất Tổng cục Hải quan thành lập đoàn khảo sát, đánh giá hiện trạng, từ đó xem xét chủ trương thu hồi mặt bằng và hạ tầng của Siêu thi Thiên Niên Kỷ.
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại hà đông
Theo Báo Hải quan
[Read More...]


Sử dụng hoá đơn, ấn chỉ theo địa giới hành chính mới



Thực hiện Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27/12/2013 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 02 quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm và 23 phường thuộc thành phố Hà Nội. Theo đó, các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn huyện Từ Liêm (cũ) sẽ có sự thay đổi về địa chỉ theo địa giới hành chính mới.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc giang
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong sản xuất, kinh doanh đồng thời đảm bảo giải quyết kịp thời, đúng quy định cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong việc sử dụng hoá đơn, ấn chỉ để phục vụ sản xuất, kinh doanh khi có sự thay đổi địa giới hành chính, ngày 17/4/2014, Tổng cục Thuế đã có công văn số 1259/TCT-CS hướng dẫn về việc sử dụng hoá đơn, ấn chỉ theo địa giới hành chính mới.

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại long biên Theo đó, trường hợp tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân thuộc diện thay đổi địa giới hành chính theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27/12/2013 của Chính phủ nếu còn tồn hoá đơn, ấn chỉ tự in, đặt in với số lượng lớn và có nhu cầu tiếp tục sử dụng trong thời gian hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và cấp đổi con dấu theo địa danh mới kể từ ngày 01/4/2014 thì thực hiện theo quy định tại khoản 2, điều 9, Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ: “Đối với các số hoá đơn đã đặt in nhưng chưa sử dụng hết có in sẵn tên, địa chỉ trên tờ hoá đơn, khi có sự thay đổi tên, địa chỉ nhưng không thay đổi mã số thuế và cơ quan thuế quản lý trực tiếp, nếu tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh vẫn có nhu cầu sử dụng hoá đơn đã đặt in thì thực hiện đóng dấu tên, địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức tên, địa chỉ đã in sẵn để tiếp tục sử dụng và gửi thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hoá đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp (mẫu số 3.13 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 64/2013/TT-BTC).
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại cầu giấy Nguồn: Tổng cục thuế
[Read More...]


Sẽ có nghị quyết về tái cơ cấu nợ cho Vinalines



Tái cơ cấu, cổ phần hóa (CPH) DNNN, trong đó có Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) là vấn đề đang được dư luận quan tâm. Liên quan đến tái cơ cấu, CPH tại Vinalines, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ GTVT, Trưởng ban Chỉ đạo tái cơ cấu Vinalines.


Học kế toán tổng hợp thực hành Tại vĩnh phúc Ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ GTVT, Trưởng Ban chỉ đạo tái cơ cấu Vinalines.

Ông có thể cho biết một số định hướng chính trong quá trình tái cơ cấu tại Vinalines?

Trong Đề án tái cơ cấu Vinalines đã được Chính phủ phê duyệt, ngoài việc thực hiện sắp xếp lại Vinalines theo hướng tập trung vào các ngành nghề chính (vận tải, dịch vụ, cảng biển) và thoái vốn đầu tư ngoài ngành, Vinalines còn phải thực hiện CPH các DN, tiến tới CPH công ty mẹ. Trên tinh thần đó, Bộ GTVT đã thành lập Ban chỉ đạo Đề án tái cơ cấu Vinalines, đồng thời Tổng công ty Vinalines cũng thành lập Ban chỉ đạo tái cơ cấu.

Về CPH Vinalines, hiện nay đang tập trung để CPH các đơn vị thành viên, trước hết là các cảng biển. Tất cả các cảng biển lớn đều phải CPH, như Hải Phòng, Sài Gòn, Đà Nẵng, Quy Nhơn… Trong đó, ngoại trừ một số cảng lớn như Hải Phòng, Sài Gòn, các cảng biển còn lại Nhà nước không nhất thiết giữ cổ phần chi phối,

Tiến độ CPH Vinalines hiện nay như thế nào và nhà đầu tư nước ngoài được phép tham gia đầu tư vào Vinalines ở mức độ nào, thưa ông?

Năm 2014 sẽ tiến hành làm các bước xác định giá trị DN, xây dựng phương án CPH, trình Chính phủ phê duyệt. Hiện nay đang phải tiến hành xác định giá trị DN. Chúng tôi đang cố gắng để hoàn thiện các nội dung liên quan đến CPH công ty mẹ trong năm 2014, chậm nhất là quý I-2015 sẽ CPH xong.

Thời gian qua đại đa số các khoản nợ của Vinalines chỉ được xử lý theo hướng giãn nợ và lãi phải trả từ 1 đến 3 năm, trong khi theo các chuyên gia khoảng thời gian tối thiểu mà Vinalines cần là 5 - 6 năm. Các khoản nợ không thay đổi, thời gian giãn nợ ngắn là gánh nặng tài chính lớn khiến quá trình tái cơ cấu Vinalines rất khó khăn. Bên cạnh đó, hiện nay các ngân hàng cũng đang thực hiện tái cơ cấu, cho nên giữa vấn đề tái cơ cấu tài chính cho Vinalines song song với việc tái cơ cấu các ngân hàng cũng ảnh hưởng, làm chậm quá trình tái cơ cấu Vinalines. Được biết, hiện nay Vinalines còn số nợ khoảng gần 56.000 tỷ (bao gồm cả số nợ gần 20.000 tỷ của 5 đơn vị từ Vinashin chuyển sang).

Về tiến độ CPH, tất cả các đơn vị thành viên trong kế hoạch CPH 2014 sẽ phải CPH xong trong năm nay. Đến nay cơ bản đã xác định giá trị DN được 5 DN, các DN còn lại sẽ xác định giá trị DN từ nay cho đến hết tháng 6-2014 và tiến hành làm thủ tục CPH.

Trong quá trình CPH Vinalines, điều quan trọng là tập trung để tìm được các nhà đầu tư chiến lược, có thế mạnh về tài chính, về khai thác cảng biển và cho phép một số cảng biển được sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài làm cổ đông chiến lược với cổ phần có thể đạt đến 20% vốn điều lệ, tùy theo cơ cấu vốn điều lệ của DN và số lượng cổ phần phát hành lần đầu trên sàn chứng khoán. Chủ trương đối với CPH công ty mẹ là Nhà nước không nhất thiết giữ cổ phần chi phối, ưu tiên cho nhà đầu tư trong nước còn nhà đầu tư nước ngoài tham gia cổ đông chiến lược, tỷ lệ tham gia cụ thể sẽ được đưa vào phương án CPH trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Những khó khăn gặp phải trong quá trình tái cơ cấu, CPH Vinalines là gì, thưa ông?

Trong quá trình tái cơ cấu, CPH, Vinalines gặp rất nhiều khó khăn. Ví dụ, vấn đề đối chiếu công nợ để xác định giá trị DN. Do trước đây Vinalines hoạt động trên phạm vi khá rộng, trải dài trên địa bàn cả nước. Do vậy việc đối chiếu công nợ hoàn thành trước khi CPH đòi hỏi phải có thời gian, nhưng vẫn phải đáp ứng được yêu cầu về tiến độ, cho nên đây cũng vấn đề rất khó khăn.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty giá rẻ tại quận từ liêm Ngoài ra, trong quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh, Vinalines có liên doanh với một số nước để xây dựng các cảng biển, hiện nay các liên doanh này đang trong quá trình đầu tư và khai thác mà hiệu quả chưa được rõ, một số còn phải bù lỗ, như Cảng CMIT, cảng SSIT... Việc thoái vốn ở các công ty liên doanh liên kết rất khó khăn, mất nhiều thời gian. Việc phải tách các DN này ra để CPH là một điều kiện phải tính tới, khi mà các liên doanh đang còn thua lỗ.

Bên cạnh đó, hiện nay đội tàu vận tải của Vinalines đang hoạt động trên các tuyến hàng hải quốc tế, cho nên việc xác định giá trị sổ sách cũng như giá trị thực tiễn của các tàu đó rất khó khăn, đòi hỏi mất nhiều thời gian và từng bước phải xử lý. Ngoài ra, Vinalines trước đây có tiếp nhận một số DN từ Vinashin chuyển sang như Công ty Vận tải Viễn dương Vinashin (Vinashinlines) và Công ty TNHH một thành viên Vận tải Biển Đông, cho nên hiện nay phải xử lý các khoản nợ của các DN này, đồng thời xử lý các khoản nợ Vinalines đang tồn tại. Hiện Vinalines đang tiến hành làm thủ tục phá sản Vinashinlines và Công ty cổ phần vận tải dầu khí Việt Nam (Falcon), nên đòi hỏi nhiều thời gian.

Ông đánh giá như thế nào về tiến trình tái cơ cấu, CPH Vinalines, liệu công tác tái cơ cấu, CPH Vinalines có về đích đúng hẹn không, thưa ông?

Bên cạnh những khó khăn vừa nêu, quá trình tái cơ cấu Vinalines cũng có nhiều thuận lợi và với những thuận lợi đó, tôi tin tưởng Vinalines sẽ tái cơ cấu thành công. Trước hết, Chính phủ đã thông qua đề án tái cơ cấu Vinalines. Về vấn đề tài chính, Bộ GTVT hiện đang trình Chính phủ và Chính phủ nhất trí sẽ ban hành một nghị quyết riêng về vấn đề tái cơ cấu nợ cho Vinalines. Nghị quyết này chủ yếu là để giải quyết vấn đề công nợ hiện nay của Vinalines, tạo điều kiện để Vinalines tái cơ cấu, CPH.

Bên cạnh đó, một trong những khó khăn trong xác định giá trị DN là đối chiếu công nợ. Tuy nhiên, với những kinh nghiệm đã có, Vinalines cũng được Bộ GTVT cho phép là nếu đối chiếu được trên 90% thì chấp nhận được, hoặc thuê tổ chức tư vấn định giá, các công ty kiểm toán nhà nước. Ngoài ra, Vinashinline và các đơn vị Vinashin chuyển sang được hưởng cơ chế chính sách xử lý như các đơn vị của Vinashin nên cũng có thuận lợi.

Ngoài sự quyết tâm rất cao của cán bộ nhân viên, Vinalines còn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Bộ GTVT trong việc tái cơ cấu, từ đó sẽ tháo gỡ khó khăn để tái cơ cấu, CPH các đơn vị thành viên và công ty mẹ trong năm 2014.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hai bà trưng Theo Báo Hải Quan
[Read More...]


TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page