Các phương pháp tính giá hàng tồn




–Các phương pháp tính giá hàng tồn kho bao gồm những phương pháp nào?

–Bỏ phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO):Last-In-First-Out


1. Hàng tồn kho

– Tại Khoản 2 Điều 23 Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 quy định về hàng tồn kho như sau:

Hàng tồn kho của doanh nghiệp là những tài sản được mua vào để sản xuất hoặc để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường

Hàng tồn kho bao gồm:

Hàng mua đang đi đường

Nguyên liệu, vật liệu; Công cụ, dụng cụ

Sản phẩm dở dang

Thành phẩm, hàng hóa; hàng gửi bán

Hàng hóa đươc lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp

–Đối với sản phẩm dở dang, nếu thời gian sản xuất, luân chuyển vượt quá một chu kỳ kinh doanh thông thường thì không được trình bày là hàng tồn kho trên Bảng cấn đối kế toán mà trình bày là tài sản dài hạn.

–Đối với vật tư, thiết bị, phụ tùng thay thế có thời gian dự trữ trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường thì không được trình bày là hàng tồn kho trên Bảng cấn đối kế toán mà trình bày là tài sản dài hạn.

–Các khoản thuế không được hoàn lại được tính vào giá trị hàng tồn kho như: Thuế GTGT đầu vào của hàng tồn kho không được khấu trừ, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường phải nộp khi mua hàng tồn kho.

–Các loại sản phẩm, hàng hóa, vật tư, tài sản nhận giữ hộ, nhận ký gửi, nhận ủy thác xuất nhập khẩu, nhận gia công... không thuộc quyền sở hữu và kiểm soát của doanh nghiệp thì không được phản ánh là hàng tồn kho.

2.Các phương pháp tính giá hàng tồn kho

– Tại Khoản 9 Điều 23 Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014

1.Phương pháp bình quân gia quyền

2.Phương pháp nhập trước, xuất trước: FIFO - First in First out

3.Phương pháp đích danh

a) Phương pháp tính theo giá đích danh

– Áp dụng dựa trên giá trị thực tế của từng thứ hàng hoá mua vào, từng thứ sản phẩm sản xuất ra

–Chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.

Trung tâm kế toán thực hành Tại thái bình

b) Phương pháp bình quân gia quyền

–Giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ.

–Giá trị trung bình có thể được tính theo từng kỳ hoặc sau từng lô hàng nhập về, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp.

c) Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO)

–Áp dụng dựa trên giả định là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trước thì được xuất trước, và giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ.

–Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.

3.Đối với hàng tồn kho mua vào bằng ngoại tệ

– Tại Khoản 10 Điều 23 Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại tphcm

–Phần giá mua phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh để ghi giá trị hàng tồn kho đã nhập kho (trừ trường hợp có ứng trước tiền cho người bán thì giá trị hàng tồn kho tương ứng với số tiền ứng trước được ghi nhận theo tỷ giá tại thời điểm ứng trước).

–Phần thuế nhập khẩu phải nộp được xác định theo tỷ giá tính thuế nhập khẩu của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật. Chi tiết về kế toán chênh lệch tỷ giá được thực hiện theo quy định tại Điều 69 – hướng dẫn phương pháp kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại ba đình


Responses

0 Respones to " Các phương pháp tính giá hàng tồn"

Đăng nhận xét

TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page